Cát cánh vệ sĩ thảo dược quý trong việc điều trị ho, viêm họng

Cát cánh là một dược liệu quen thuộc đối với nhiều người Việt Nam từ xa xưa. Trong đông y được dùng làm nguyên liệu bào chế thành các dạng thuốc điều trị chứng ho, đau họng, viêm họng…, có vị đắng cay, tính hơi ôn; vào kinh phế, Kikyosapogenin kích thích niêm mạc họng và dạ dày giúp tăng tiết dịch ở đường hô hấp làm tiêu đờm nhanh chóng, có tác dụng tuyên phế, khứ đàm, lợi yết, bài nùng, khai thông phế khí., được ứng dụng phổ biến trong các bài thuốc trị ho, viêm phế quản, viêm phổi,… Thế nhưng, chắc hẳn không phải ai cũng biết rõ về thảo mộc cát cánh tác dụng cũng như các bài thuốc chữa bệnh. Hãy cùng Đông y Xuân Tho cùng tham khảo tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

 

Trong bài viết cát cánh vị thuốc thảo dược quý trong việc điều trị ho viêm họng. Đông y Xuân Tho xin chia sẻ tới bạn đọc 4 mục chính sau:

1.Tên gọi, nguồn gốc, tác dụng của cát cánh trong việc điều trị ho, viêm họng

Cát cánh còn có tên khác là bạch dược, kết cánh, cánh thảo, là rễ phơi khô của cây cát cánh (Platycodon grandiforum A. DC.), thuộc họ hoa chuông (Campanunaceae). Cát cánh vị đắng cay, tính hơi ôn; vào kinh phế. Có tác dụng tuyên phế, khứ đàm, lợi yết, bài nùng, khai thông phế khí. Chữa chứng ho nhiều đờm, họng đau nói khàn, áp-xe phổi, viêm họng sưng đau, lỵ, tiểu tiện không lợi.

 

Hoa cát cánh

2. Dược liệu cát cánh mang lại công dụng gì trong việc điều trị ho?

Theo y học cổ truyền

Cát cánh là một trong những đối tượng nghiên cứu của nền y học từ nhiều năm trước đây. Các nghiên cứu này đã chứng minh được những công dụng của cát cánh đối với sức khỏe, cụ thể như sau:

  • Kikyosapogenin có tác dụng phá huyết, tiêu đờm và long đờm. Theo Trung Hoa y học tạp chí thì uống cát cánh thấy có tác dụng tiêu đờm rõ rệt trên lâm sàng. Khi uống, saponin gây kích thích niêm mạc họng và dạ dày đưa đến phản ứng tăng tiết dịch ở đường hô hấp làm cho đờm loãng và dễ bị tống ra ngoài.
  • Saponin kích thích niêm mạc họng và dạ dày giúp tăng tiết dịch ở đường hô hấp làm tiêu đờm nhanh chóng. Đồng thời hoạt chất này còn có thể giúp tan máu hiệu quả.
  • Bên cạnh đó, cát cánh còn chứa nhiều hoạt chất như platycodin A, C, D, D2, phytosterol, tanin,… có tác dụng giảm đau, giãn các mạch máu nhỏ, hạ đường huyết, kháng viêm, loét,…
  • Một số bài thuốc còn kết hợp cát cánh để điều trị bệnh ngoài da, viêm ruột thừa, mụn nhọt, chữa đầy bụn

    Saponin platycodin trong rễ cát cánh có tác dụng tan máu và tác dụng này mạnh hơn ở rễ đã cạo vỏ và rễ của cây hoang dại có hoa màu tím. Cao nước của rễ cát cánh có độc tính với cá.

    Rễ cát cánh có tác dụng giảm đau, làm trấn tĩnh, hạ nhiệt, giảm ho và khử đờm. Đồng thời, nó có tác dụng làm giãn các mạch máu nhỏ, làm hạ đường huyết, chống huyết, chống loét và chống viêm.

    Theo y học cổ truyền, cát cánh có vị hơi ngọt sau đó đắng, hơi cay, tính bình, có tác dụng thông khí phế, tiêu đờm, làm cho mủ độc vỡ ra ngoài.

    Các công dụng của cát cánh bao gồm:

    • Chữa ho có đờm hôi tanh, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở, nhọt ở phổi, kiết lỵ
    • Theo tài liệu cổ, cây còn chữa tức ngực, đau ngực và ho ra máu
    • Dùng trong y học Trung Quốc làm thuốc long đờm, chữa ho, một số bệnh về phổi và phế quản khác nhau.
    • Ở Nhật Bản, dùng chữa đau họng, viêm phế quản, ho có đờm, mụn nhọt và một số bệnh khác
    • Ở Ấn Độ, rễ cát cánh là vị thuốc quan trọng trong thuốc long đờm, thuốc bổ, thuốc làm săn, gây trung tiện, chữa đầy bụng. Đôi khi được nhai nuốt nước hoặc dùng dạng thuốc sắc phối hợp với cam thảo.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

+Tác dụng nội tiết: Nước sắc từ dược liệu có khả năng làm giảm đường huyết của thỏ – đặc biệt là đối với thỏ được gây tiểu đường nhân tạo (theo Chinese Herbal Medicine).

+Tác dụng chống nấm: Nước sắc từ cát cánh có thể ức chế được hầu hết các loại nấm gây bệnh trên da (theo Chinese Herbal Medicine).

+Saponin trong thảo dược có tác dụng giảm đau, ức chế miễn dịch, kháng viêm, giải nhiệt, chống loét dạ dày và an thần (theo Trung Dược Học).

+Tác dụng đối với hệ hô hấp: Sử dụng nước sắc cho chó và mèo đã được gây mê, nhận thấy niêm mạc phế quản tăng tiết dịch. Do đó cát cánh cò khả năng long đờm và giảm ho mạnh (theo Chinese Herbal Medicine).

+Tác dụng chuyển hóa lipit: Dùng nước sắc cát cánh cho chuột uống, nhận thấy giảm cholesterol trong gan và thúc đẩy chuyển hóa cholesterol trong cơ thể (theo Chinese Herbal Medicine).

+Tác dụng huyết học: Thành phần saponin trong dược liệu có tác dụng tán huyết mạnh. Tuy nhiên thành phần này bị thủy phân khi dùng qua đường uống, nên thường được tiêm/ chích trực tiếp (theo Chinese Herbal Medicine).

3. Những lưu ý khi sử dụng cát cánh 

  • Cát cánh dù là dược liệu không chứa độc tố nhưng để đạt được hiệu quả, an toàn nhất người dùng cần lưu ý những điều dưới đây:

    • Không sử dụng cát cánh do những bệnh nhân âm hư mà bị ho lâu ngày, ho ra máu.
    • Không sử dụng dược liệu dưới dạng tiêm, kiêng kỵ bạch cập, long đờm thảo, thịt heo.
    • Nên tham khảo ý kiến các bác sĩ, người có chuyên môn trước khi sử dụng.
    • Phụ nữ đang mang thai hay cho con bú, trẻ em cần cân nhắc kỹ lưỡng.
    • Nếu thấy các dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng cần ngưng ngay lập tức, đồng thời thăm khám tại các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
    • Cần phân biệt kỹ dược liệu với các thảo dược khác để tránh nhầm lẫn trong quá trình sử dụng.
    • Dược liệu có thể tương tác với một số loại thuốc Tây y gây giảm hiệu quả, thậm chí là tác dụng phụ nên người dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

4. Những bài thuốc sử dụng cát cánh hiệu quả trong việc điều trị ho

Trong dân gian, có nhiều cách sử dụng cát cánh trong việc chữa bệnh như ngâm rượu, sắc thuốc, tán bột uống,… Ngay trong nội dung dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc tham khảo những cách dùng cát cánh hiệu quả nhất, với các bài thuốc dễ làm tự các thảo mộc bạn có thể tự chế biến cho mình và gia đình sử dụng, an toàn nhất đối với sức khỏe.

Hình 1: Hình ảnh mang tính chất tượng trưng. Cây thảo mộc cát cánh có tác dụng hỗ trợ điều trị ho viêm họng cấp, mãn tính.

Cát cánh vệ sĩ thảo dược quý trong việc điều trị ho viêm họng

Trừ đờm, chữa ho từ thảo mộc cát cánh và các thảo mộc khác

Bài 1: cát cánh 8g, tỳ bà diệp (lá nhót tây) 12g, lá dâu 12g, cam thảo 4g. Sắc uống. Mỗi ngày uống 1 thang, uống liền 2 – 4 ngày. Chữa ho do nóng, đờm dính quánh.

Bài 2: cát cánh 8g, hạnh nhân 12g, tía tô 12g, bạc hà 4g. Sắc uống. Uống liền trong 2 – 4 ngày. Chữa ho do lạnh, đờm loãng.

Bài 3: cát cánh 6g, trần bì 6g, bán hạ chế 6g, mạch môn sao 6g, ngưu tất 6g, ngũ vị tử 6g, tiền hồ 6g, ma hoàng 6g. Sắc uống. Chữa ho suyễn nhiều đờm

Bài 4: Thang cát cánh: cát cánh 8g, cam thảo 4g. Sắc uống hoặc tán thành bột uống. Chữa họng sưng đau. Ở liều cao hơn gấp 3 – 5 lần dùng chữa phế ung (áp-xe phổi).

Bài 5: cát cánh 8g, kim ngân hoa 12g, liên kiều 12g, cam thảo sống 4g. Sắc uống. Chữa viêm amidan.

Chữa viêm phổi, đau tức ngực, ho thổ ra đờm

Bài 1: cát cánh 4g, cam thảo sống 4g, rau diếp cá 8g, bối mẫu 8g, nhân ý dĩ 20g, nhân hạt bí trắng 24g, rễ cỏ tranh 63g, dây kim ngân 12g. Sắc uống.

Bài 2: cát cánh 10g, trần bì 10g, hương phụ 10g, đương quy 15g, mộc hương 5g. Sắc uống. Trị đau tức ngực do chấn thương lâu ngày.

Chữa cam răng, miệng hôi: cát cánh, hồi hương liều lượng bằng nhau, tán bột, chấm bột vào nơi răng bị cam đã rửa sạch.

Kiêng kỵ: Người âm hư, ho lâu ngày và có chiều hướng ho ra máu đều không nên uống

Bài thuốc viên ngậm kha tử kết hợp với cát cánh trị ho, viêm họng

Viên ngậm kha tử được bào chế hoàn toàn từ thảo mộc tự nhiên như kha tử, xuyên bối, cát cành… trộn với mật ong có tác dụng bổ phế, trị các bệnh về viêm họng cấp và mãn tính… thuốc có hiệu quả ngay từ lần đầu sử dụng, tiêu diệt virus, vi khuẩn nhanh chóng làm giảm nhanh cơn ho. Trong đó mỗi thành phần đều có những ưu điểm, đặc tính riêng kết hợp lại với nhau theo một công thức gia truyền trên 50 kinh nghiệm làm nghề Đông Y Xuân Tho đã nghiên cứu ra viên ngậm kha tử bằng tình yêu y đức trong nghề và đồng cảm với người bệnh về bệnh ho đã chữa cách bệnh ho cảm cho các bệnh nhân. Nguyên bản ban đầu bài thuốc sẽ được hoàn tán thuốc sau đó dùng miếng chanh để ngậm. Khi đó thuốc có vị chát nên nhiều phụ nữa và trẻ em rất khó ngậm. Sau dần ông cải tiến trộn với mật ong và thêm các vị thuốc để cho phù hợp để Viên Ngậm Kha Tử cho dễ ngậm.

Hình 3: VIên ngậm kha tử được làm từ thảo mộc tự nhiên: Kha tử, xuyên bối, cát cành… trộn với mật ong có tác dụng bổ phế, trị các bệnh về viêm họng cấp và mãn tính… 

Đọc thêm: Viêm Ngậm Kha Tử gia truyền Xuân Tho trị ho từ y đức

Với chia sẻ cát cánh vệ sĩ thảo dược quý trong việc điều trị ho, viêm họng mong bạn đọc có thêm thông tin tham khảo hữu ích về tác dụng, cách dùng, một số bài thuốc dễ làm từ thảo mộc cát cánh để áp  dụng cho mình, gia đình phòng chống trị bệnh liên quan đến đường hô hấp có sức khỏe tốt hơn.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo,***Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Nếu bạn đang bị ho, muốn điều trị bệnh qua viên ngậm kha tử mà chúng tôi sản xuất. Xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới để được tư vấn về cách phòng, điều trị ho. Mong giúp người bệnh bị ho trên mọi miền của tổ quốc nhanh khỏi bệnh.

Hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN XUÂN THO
Địa chỉ : Yên Dương – Ý Yên – Nam Đinh
Hotline : 0975073485 / 0911052518
Email: dongygiatruyenxuantho@gmail.com

Website: https://dongygiatruyenxuantho.com/
Zalo : 0975073485
Hỗ trợ tư vấn điều trị viêm họng cấp và mãn tính

    •  

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Verified by MonsterInsights