Theo Đông y, mướp có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng điều kinh, chỉ đới, bình can tức phong, thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh lạc, thông đại tiểu tiện, hành huyết mạch. Mướp già đốt tồn tính, dùng làm thuốc có thể khử phong, hóa đờm, lương huyết, giải độc, sát khuẩn, thông kinh lạc, thông sữa. Y học hiện đại phát hiện quả, lá, dây của cây mướp đều có thể chữa bệnh. Từ mướp có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, đồ uống giải khát và chữa bệnh. Để hiểu rõ hơn mướp có tác dụng gì cùng những cách dùng mướp trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh thông thường cùng Đông Y Xuân Tho tìm hiểu, tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.
Trong bài viết: Công dụng của quả mướp thảo dược quanh ta trong việc hỗ trợ trị ho. Đông Y Xuân Tho xin chia sẻ với bạn đọc 2 mục chính sau:
- Tác dụng chữa bệnh của Mướp đối với sức khỏe
- Quả mướp với nhiều công dụng và bài thuốc đơn giản dễ làm hỗ trợ trị ho
1.Tác dụng chữa bệnh của Mướp đối với sức khỏe
Theo Đông y, mướp có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng điều kinh, chỉ đới, bình can tức phong, thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh lạc, thông đại tiểu tiện, hành huyết mạch. Mướp già đốt tồn tính, dùng làm thuốc có thể khử phong, hóa đờm, lương huyết, giải độc, sát khuẩn, thông kinh lạc, thông sữa. Theo”Lục xuyên bản thảo” mướp sinh cân chỉ khát, giải nhiệt trừ phiền, làm nhuận da, trị chứng khát bệnh nhiệt, trị thân nhiệt phiền táo.
Y học hiện đại phát hiện quả, lá, dây của cây mướp đều có thể chữa bệnh. Từ mướp có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, đồ uống giải khát và chữa bệnh. Trong quả mướp có chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C…
– Dây mướp có tác dụng ức chế khuẩn cầu.
– Xơ mướp có tác dụng chống viêm lợi niệu.
– Lá mướp có tác dụng chống các nếp nhăn, làm đẹp dung nhan.
– Quả mướp không những có khả năng chống viêm, chống các nếp nhăn và làm đẹp dung nhan, mà còn có tác dụng hỗ trợ trong điều trị các chứng đau họng, ho, hen xuyễn, viêm tuyến má, ho bách nhật, đau răng, đau lưng, đậu không bay, tắc sữa, đau bụng kinh, kinh nguyệt quá nhiều, viêm bàng quang.
Ngoài giá trị lấy quả làm thực phẩm hàng ngày, như dùng ngọn, hoa, quả nấu canh ăn để giải nhiệt mùa hè, giúp lợi tiểu, lợi đại tiện. Quả mướp nấu với móng giò lợn, có tác dụng lợi sữa sau khi sinh lá và xơ có các thành phần saponin tritecpenic, phần genin là a xít oleanolic, hederagenin.
Ngoài ra, từ xơ còn có flavonoid. Lá mướp và xơ mướp có tác dụng kéo dài thời gian đông máu ở trên động vật thí nghiệm (thỏ), tác dụng này ở lá, mạnh hơn ở xơ. lá mướp có tác dụng hạ huyết áp (thỏ). lá và xơ mướp đều có tác dụng trừ đờm, chống ho rõ rệt trên động vật thí nghiệm (chuột nhắt); ngoài ra còn có tác dụng chống viêm. Theo Y học cổ truyền, mướp được nhân dân ta sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Các bộ phận của cây mướp, như lá mướp (ty qua diệp), dây mướp (ty qua đằng), xơ mướp (ty qua lạc), đều là những vị thuốc có thể sử dụng để trị nhiều bệnh khác nhau.
2. Quả mướp với nhiều công dụng và bài thuốc đơn giản dễ làm hỗ trợ trị ho
Theo Đông y, mướp có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng điều kinh, chỉ đới, bình can tức phong, thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh lạc, thông đại tiểu tiện, hành huyết mạch. Mướp già đốt tồn tính, dùng làm thuốc có thể khử phong, hóa đờm, lương huyết, giải độc, sát khuẩn, thông kinh lạc, thông sữa. Với chia sẻ một số bài thuốc tham khảo từ quả mướp dưới đây, rất dễ làm không khó. Bạn đọc có tự làm tại nhà để phòng ngừa chữa trị một số bệnh thông thường nhé.
Tác dụng của quả mướp trong việc hỗ trợ trị ho và một số bệnh thông thường đơn giản dễ làm
Quả mướp trị ho:
– Trị viêm họng, ho, nhiều đờm, đờm dính máu: lá mướp, ngày 10 – 15g sắc uống hoặc lấy lá tươi, rửa sạch, thêm chút muối ăn, giã nát, vắt lấy nước uống.
– Trừ đờm, trị ho, hen, khó thở: quả mướp non mới ra được khoảng 20 ngày, hái về, thái mỏng, sao vàng, ngày 20 – 30g, sắc uống.
– Trị viêm mũi, chảy nước mũi, nước mũi có mùi hôi tanh, viêm xoang, ho, đau nửa đầu, viêm tuyến vú: rễ mướp, thân cây mướp, hoặc gốc cây mướp, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống ngày 15 – 30g.
– Trị đau tức sườn ngực, đau cơ nhục: xơ mướp cắt nhỏ, sao vàng, tán bột, ngày uống 8-10g.
– Trị trĩ ra máu, đại tiện ra máu, xuất huyết tử cung: xơ mướp sao đen, tán bột mịn uống ngày 8 – 10g.
– Thúc sởi, đậu sớm mọc: xơ mướp 20g, kinh giới, bạch chỉ, kim ngân, mỗi thứ 12g, cỏ mần trầu 8g, cam thảo 4g, sắc uống, ngày 1 tháng
– Quả mướp không những có khả năng chống viêm, chống các nếp nhăn và làm đẹp dung nhan, mà còn có tác dụng hỗ trợ trong điều trị các chứng đau họng, ho, hen xuyễn, viêm tuyến má, ho bách nhật, đau răng, đau lưng, đậu không bay, tắc sữa, đau bụng kinh, kinh nguyệt quá nhiều, viêm bàng quang
Theo các thầy thuốc đông y, quả mướp từ non đến già đều đem lại lợi ích khác nhau, không chỉ giúp ngăn ngừa các bệnh về thị lực, tim mạch, tiểu đường, cải thiện chức năng não, đau nửa đầu, đau cơ, chống viêm, chống các nếp nhăn và làm đẹp dung nhan mà còn có tác dụng hỗ trợ trong điều trị các chứng đau họng, ho, hen xuyễn, viêm tuyến má, ho bách nhật, đau răng, đau lưng, đậu không bay, tắc sữa, đau bụng kinh, kinh nguyệt quá nhiều, viêm bàng quang.
Trong dân gian quả mướp nấu canh ăn hàng ngày có tác dụng nhuận tràng và làm dịu đau (chính là do chất nhày chứa với hàm lượng cao trong quả). Hoặc mướp non ninh với chân
giò hoặc móng giò lợn là thuốc tăng tiết sữa và làm máu lưu thông…Nhưng nên chọn quả mướp thẳng, hay lấy quả cong để ăn?
Theo kinh nghiệm của người trồng mướp, những quả cong queo, vặn vẹo, còi cọc là do giống không đảm bảo, trồng và chăm sóc sai phương pháp, sâu bệnh phá hoại. do bị chảy nhựa quả, sâu đục thân… nên cong queo, còi cọc, méo mó ăn không ngon, có khi còn bị đắng.
Những quả mướp thẳng được trồng giàn, chăm sóc tốt nên thuôn dài đều, không bị giập, giúp món mướp đẹp mắt hơn.
Canh mướp hương
Nguyên liệu cho món canh mướp hương cũng vô cùng dễ tìm, bao gồm mướp hương, rau mồng tơi, rau ngót, rau đay…
Cách làm: Mướp hương gọt vỏ, rửa sạch, sau đó nấu canh mướp cùng với rau mồng tơi, rau đay… và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Công dụng: Canh mướp hương hỗ trợ giảm ho khan, đau họng, viêm họng và táo bón.
Quả mướp trị Viêm họng:
Lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần.
Ho, hen kéo dài: Lá mướp hương 15g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml.
Phù thũng: Lá mướp hương 15g, cây cứt lợn 10g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống 1 lần trong ngày. Dùng 5 – 7 ngày.
Mụn nhọt: Lá mướp hương để tươi, giã nát, lấy nước hoặc đem nướng lá, rồi giã đem xát vào chỗ bị thương có tác dụng chữa nước ăn chân, mụn nhọt, lở ngứa.
Hoặc dùng lá mướp khô đốt lấy tro xức vào mụn nhọt hoặc vết thương bị nhiễm trùng.
Nứt nẻ đầu vú: Lá mướp hương phơi khô, đốt tồn tính (không để cháy thành than), tán bột mịn, hòa với dầu vừng dùng bôi vào đầu vú.
Bài thuốc này còn có tác dụng chữa chứng chảy máu lợi rất tốt.
Sốt cao, đau đầu: Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt.
Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 – 10 phút để nguội, chắt lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày.
Viêm xoang: Dùng thân cây phần mọc từ mặt đất trở lên khoảng 1m, chặt nhỏ, đốt tồn tính, tán mịn, uống 10g/lần với ít rượu; chữa chảy nước mũi và có mùi hôi.
Đau lưng: Thân cây mướp 30g, xa tiền tử 30g, hổ trượng 15g, hoàng bá 10g, sắc nước uống ngày 1 thang; chữa đau lưng, đau hông do thấp nhiệt. Hay hạt mướp già 5 – 10g sao vàng, sắc nước uống.
Nhuận tràng: Dùng quả mướp nấu canh ăn hằng ngày, có tác dụng nhuận tràng và làm dịu cơn đau dạ dày.
Tăng lượng sữa cho bà đẻ: Quả mướp non ninh với chân giò hoặc móng giò lợn là thuốc tăng tiết sữa và làm máu lưu thông.
Băng huyết: Mướp hương 1 – 2 quả, huyết dụ 2 – 3 lá, rễ cỏ tranh 20g, rễ cỏ giày 20g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống ngày 2 lần.
Đau nửa đầu:
Dùng 15 – 30g rễ mướp sắc uống mỗi ngày, có tác dụng thông lạc, chữa viêm mũi, viêm xoang, ho, đau lưng.
Trĩ ra máu: Xơ mướp đốt tồn tính, tán bột, chia làm 2 lần chiêu với nước ấm, dùng uống mỗi ngày 4 – 8g, còn có tác dụng chữa rong kinh, băng huyết, kiết lỵ ra máu.
Tắc tia sữa: Xơ mướp 1 cái, gai bồ kết 10 cái, hành tươi hoặc hành khô 1 củ. Tất cả băm nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng trong 2 – 3 ngày. Kết hợp xoa nắn vú cho thông tia sữa.
Hen suyễn: Xơ mướp 20g băm nhỏ, hạt đay quả dài 12g, giã dập, tất cả đem sao rồi trộn đều với nhau dùng sắc uống lúc nóng ngày 2 lần. Dùng liên tục 2 – 3 ngày.
Sởi: Xơ mướp 20g, kinh giới 12g, bạch chỉ 12g, kim ngân 12g, cỏ mần trầu 8g, cam thảo nam 4g.
Tất cả thái nhỏ, sao vàng, sắc uống làm 2 lần trong ngày có tác dụng làm sởi mọc nhanh, đều, hạn chế các biến chứng.
Công dụng của quả mướp thảo dược quanh ta trong việc hỗ trợ trị ho. Hy vọng bạn đọc có thêm thông tin tham khảo hữu ích từ quả mướp với nhiều tác dụng cho sức khỏe trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh đơn giản thông thường và các món ăn ngon từ mướp giúp gia đình ăn ngon miệng và khỏe hơn mỗi ngày nhé.
Đọc thêm: Viêm Ngậm Kha Tử gia truyền Xuân Tho trị ho từ y đức
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn đang bị ho, muốn điều trị bệnh qua viên ngậm kha tử mà chúng tôi sản xuất. Xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới để được tư vấn về cách phòng, điều trị ho. Mong giúp người bệnh bị ho trên mọi miền của tổ quốc nhanh khỏi bệnh.
Hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN XUÂN THO
Địa chỉ : Yên Dương – Ý Yên – Nam Đinh
Hotline : 0975073485 / 0911052518
Email: dongygiatruyenxuantho@gmail.com
Website: https://dongygiatruyenxuantho.com/
Zalo : 0975073485
Hỗ trợ tư vấn điều trị viêm họng cấp và mãn tính