Giải mã tại sao bị nghẹt mũi ban đêm? Cách trị nghẹt mũi về đêm hiệu quả

Nghẹt mũi vào ban đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ, khiến bạn ngủ không được ngon giấc, hệ quả là khiến cho cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, sức khỏe bị giảm sút.. Nghẹt mũi thường bị nặng hơn vào ban đêm, nhất là khi ngủ. Có rất nhiều nguyên nhân gây nghẹt mũi. Trong đó khi ngủ ở tư thế nằm, lượng máu đến đầu sẽ tăng lên kéo theo tăng lưu lượng máu vùng mũi. Để thích nghi với điều này, các mạch máu nhỏ ở trong mũi bị giãn ra nhiều hơn khiến tình trạng viêm mũi tăng lên, mũi sưng và có thể đau hơn. Bạn đang bị nghẹt mũi về đêm, muốn tìm hiểu tại sao bị nghẹt mũi ban đêm, cách trị nghẹt mũi về đêm? Bài viết dưới đây Dongygiatruyenxuantho.com chia sẻ cùng quý bạn đọc chi tiết nhất.

1. Nghẹt mũi là gì?

Nghẹt mũi là tình trạng các mạch máu bên trong mũi bị viêm và các mô mũi sưng lên, xuất hiện một lượng chất nhầy ngăn cản sự lưu thông không khí và làm người bệnh không thể thở được bình thường.

Tình trạng nghẹt mũi không quá nghiêm trọng nhưng chủ quan không điều trị sẽ dẫn tới tình trạng viêm xoang mũi cấp tính, khó điều trị về sau.

Bên cạnh đó, khi bị nghẹt mũi người bệnh còn sẽ bị thêm một số triệu chứng khác như đau họng, ù tai, đau đầu, sổ mũi, chảy nước mũi thường xuyên, nghẹt mũi một bên.

nghẹt mũi

Nghẹt mũi kéo dài sẽ dẫn đến viêm xoang mũi cấp tính

2. Nguyên nhân, tại sao bị nghẹt mũi ban đêm?

Bị lạnh hoặc cảm cúm được cho là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi. Vì những lúc này, mũi tiết ra nhiều chất nhầy để ngăn chặn và tống khứ các bụi bẩn, vi khuẩn và virus ra ngoài. Một khi được tiết ra quá nhiều, chúng làm bít tắc đường thở khiến bạn khó thở. Tuy nhiên, nếu như bị nghẹt mũi vào ban đêm mà không phải vì lý do này thì bạn có thể mắc bệnh bởi các nguyên nhân khác. Một số yếu tố gây bệnh khác mà chúng ta có thể kể đến là:

♦ Dị ứng:

Người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng với các tác nhân gây kích ứng như phấn hoa, lông động vật, hóa chất… thường bị tắc mũi vào ban đêm. Các tác nhân gây kích ứng khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm cho các chất gây viêm hoạt động mạnh, khiến vùng mũi và các xoang bị kích thích tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Kết quả là các dịch nhầy không được thoát ra ngoài, tích tụ lại trong mũi gây nghẹt mũi.

♦ Bị viêm xoang:

Các xoang cạnh mũi của chúng ta chứa đầy không khí, có chức năng chứa, phân phát các chất để nuôi xương, đồng thời giúp cho giọng nói của chúng ta được ấm và vang hơn. Tuy nhiên, nếu bị các vi khuẩn và virus tấn công khiến cho bộ phận này bị viêm gây nên viêm xoang. Bệnh sẽ khiến các chất nhầy ở vùng mũi tiết ra nhiều hơn, tích tụ lại càng nhiều thì mũi của bạn càng bị nghẹt nặng. Nghẹt mũi do viêm xoang có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhưng chúng thường có xu hướng nặng lên vào ban đêm.

♦ Do không khí bị ô nhiễm và khô:

Không khí khô cộng thêm tình trạng ô nhiễm, khói bụi cũng là một trong những yếu tố làm cho mũi của bạn bị tắc nghẽn. Khi hít phải không khí nhiều bụi bẩn hoặc khô, niêm mạc mũi có xu hướng tiết ra nhiều chất nhầy để ngăn chặn các bụi bẩn và làm tăng độ ẩm cho các mô mũi. Lượng chất nhầy tiết ra nhiều sẽ làm cho mũi bị tắc nghẽn, đặc biệt là về đêm.

♦ Mắc các bệnh lý về mũi:

Những người gặp các vấn đề về đường thở như bị polyp mũi, lệch vách ngăn mũi cũng thường bị tắc nghẹt mũi. Polyp mũi hình thành sẽ xuất hiện các khối u nhỏ làm cho đường thở bị thu hẹp. Bệnh này phát sinh do bị các chứng viêm mãn tính như viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Ngoài ra lệch vách ngăn mũi cũng là một trong những yếu tố làm cho mũi của bạn bị tắc nghẽn về đêm.

♦ Mang thai:

Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng thường bị nghẹt mũi về đêm
Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng thường bị nghẹt mũi về đêm

Trong giai đoạn mang thai, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ, hàm lượng nội tiết trong cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi. Sự tăng lên của các nội tiết estrogen và progesterone cũng làm cho lưu lượng máu tăng theo. Khi máu dồn lên các mạch nhỏ ở mũi sẽ làm cho mạch máu bị giãn, các tế bào ở lớp niêm mạc mũi dễ bị sưng hơn người bình thường. Điều này dẫn đến hiện tượng khó thở về đêm.

Ngoài những nguyên nhân chính được liệt kê ở trên, có thể còn có nhiều nguyên nhân khác làm cho mũi bị nghẹt mà không được chúng tôi đề cập đến. Hãy trao đổi với các bác sĩ để biết rõ hơn về vấn đề này

Ngoài ra, có một số bệnh lý khác ở vùng mũi cũng có thể gây nên tình trạng tắc nghẹt mũi như polyp mũi, lệch vách ngăn, viêm mũi dị ứng…
 
Không khí bị ô nhiễm khói bụi nhiều cũng sẽ làm tăng khả năng viêm mũi dẫn đến nghẹt mũi kéo dài
Không khí bị ô nhiễm khói bụi nhiều cũng sẽ làm tăng khả năng viêm mũi dẫn đến nghẹt mũi kéo dài
Khi nằm, lưu lượng máu dồn đến phần đầu và phần mũi của cơ thể sẽ tăng lên. Lúc này, các mạch máu nhỏ trong mũi bị giãn ra nhiều hơn khiến tình trạng viêm hoặc sưng đau càng trở nên trầm trọng làm cho đường thở bị tắc nghẹt.
Thêm vào đó, khi nằm ngủ, dịch nhầy sẽ bị tích tụ lại và không thể thoát được ra ngoài một cách dễ dàng. Vì vậy mà tình trạng nghẹt mũi thường trầm trọng hơn trong đêm.
 
 Nghẹt mũi về đêm gây khó ngủ, ngủ không ngon giấc
Nghẹt mũi về đêm gây khó ngủ, ngủ không ngon giấc

3.Top cách trị nghẹt mũi đơn giản đánh bay nỗi lo nghẹt mũi hiệu quả

  • Hơi nước ấm: Hơi nước ấm là sự lựa chọn tốt nhất cho việc giải tỏa các cơn nghẹt mũi và cũng giúp làm loãng dịch nhầy từ mũi. Bạn có thể ngồi trong phòng tắm có mở vòi nước nóng để hít ngửi hơi nước bốc lên.
Ngoài ra, bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu như tinh dầu khuynh diệp, dầu tràm vào bát nước nóng rồi hít ngửi hơi nước bốc lên. Hơi nước nóng kết hợp với hương thơm của tinh dầu sẽ nhanh chóng giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi.
  • Xông tinh dầu: Bạn có thể dùng đèn khuếch tán tinh dầu để xông tinh dầu giảm nghẹt mũi. Bạn có thể dùng bất kỳ loại tinh dầu nào, nhưng nên ưu tiên loại tinh dầu giúp trị virus, vi khuẩn như tinh dầu khuynh diệp, oải hương, tinh dầu sả chanh…
Hít các hương thơm của tinh dầu có thể giúp giảm nghẹt mũi về đêm
Hít các hương thơm của tinh dầu có thể giúp giảm nghẹt mũi về đêm
  • Ăn tỏi: Tỏi có chứa chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng virus, giúp giảm nhanh nghẹt mũi.
  • Uống trà chanh gừng mật ong: Chanh rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, gừng giúp làm ấm cơ thể, kháng khuẩn mạnh, mật ong giúp chống oxy hóa và tạo vị ngọt tự nhiên cho trà. Khi bị cảm lạnh, cúm, nghẹt mũi, bạn nên uống ngay một cốc trà chanh gừng và mật ong, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Gừng tươi giúp làm ấm cơ thể, làm loãng dịch nhầy, giảm nghẹt mũi nhanh chóng
Gừng tươi giúp làm ấm cơ thể, làm loãng dịch nhầy, giảm nghẹt mũi nhanh chóng

Cách trị nghẹt mũi về đêm thuốc nhỏ mũi trị viêm xoang Xuân Tho

Bạn đang tìm một phương pháp trị viêm xoang sau khi uống đủ các loại thuốc mà không đỡ hay ngưng giữa chừng khiến bệnh càng tăng nặng… Chính vì vậy, nhiều người đang có xu hướng tìm đến thuốc chữa viêm xoang từ thảo dược để trị tận gốc nguyên nhân căn bệnh này. Trong đó phương pháp dùng thuốc nhỏ mũi trị viêm xoang của Dongygiatruyenxuantho.com đã và đang được nhiều người lựa chọn tin dùng trong việc điều trị viêm xoang cấp và mãn tính. Nhiều người sau khi sử dụng thuốc đã khỏi bệnh và có sức khỏe tốt trở lại không còn tình trạng viêm xoang, đau nhức nữa

Thuốc nhỏ mũi trị viêm xoang Xuân Tho được bào chế từ nhiều thành phần thảo dược quý hiếm trong đông y như: Xạ hương, quả tầm bóp, quả cà gai, hoa ngũ vị, đại hồi hương, gai tầm kết, thiên niên kiện, cát cánh, trầm hương, hạt gấc…, rượu nấu 30 độ và các thành phần khác. Thuốc được đặc chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi thường dùng để diệt khuẩn và làm loãng dịch đờm. Từ đó giúp làm sạch và thông mũi, cải thiện tình trạng đau nhức, khó chịu do bệnh viêm xoang gây nên. Dùng thuốc nhỏ mũi viêm xoang sẽ giúp sát khuẩn, làm sạch mũi giúp đường thở thông thoáng hơn. Đồng thời trong các loại thuốc này cũng được tăng cao tính sát trùng sát khuẩn để ngăn ngừa nguy cơ các viêm nhiễm hay biến chứng khác tốt nhất

Thuốc nhỏ mũi viêm xoang sẽ giúp sát khuẩn, làm sạch mũi giúp đường thở thông thoáng hơn

Thành Phần: Thuốc nhỏ mũi viêm xoang Xuân Tho

Xạ Hương…………………………………………0,2g

Quả Tầm bóp……………………………………….5g

Quả cà gai……………………………………………5g

Hoa Ngũ Vị…………………………………………5g

Đại hồi hương………………………………………3g

Gai tầm kết………………………………………….3g

Tầm kết……………………………………………….3g

Thiên niên kiện…………………………………….5g

Cát cánh………………………………………………4g

Trầm hương…………………………………………3g

Hạt gấc………………………………………………..3g

Rượu nấu 30 độ………………………………100ml

Cùng các thành phần khác….

Sau đó từng loại có các cách bào chế khác nhau,  ngâm trong nồng độ rượu khác nhau  trong 45 ngày.

Công Dụng: Thuốc nhỏ mũi Xuân Tho dùng chữa các loại xoang

  • Xoang sàng
  • Xoang trán
  • Xoang hàm
  • Xoang bướm
  • Viêm đa xoang (xoang nhiều loại 1 lúc)
  • Viên mũi do dị ứng thời tiết, do ngồi trong máy lạnh, trong kho đông lạnh, dị ứng do lông động vật, phấn hoa…

Viêm xoang viêm mũi do làm trong môi trường hóa chất, phun sơn…

  • Thuốc nhỏ mũi Xuân Tho chứa nhiều tinh chất tự nhiên có công dụng tốt trong điều trị các bệnh về tai mũi họng như viêm xoang hàm, viêm xoang trán, viêm xoang bướm, viêm mũi dị ứng,…

  • Nhờ thành phần kháng sinh tự nhiên giúp ngấm sâu vào hốc xoang mang lại công dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, làm sạch hốc mũi, thông thoáng xoang.
  • Thường xuyên sử dụng sản phẩm đúng cách giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do viêm xoang, viêm mũi gây ra như đau nhức vùng mặt, chảy dịch, nghẹt mũi, điếc mũi

Luôn có sẵn Thuốc trị xoang nhỏ mũi để dùng ngay khi có triệu chứng nghẹt mũi, đau đầu. Thuốc có tác dụng điều trị viêm mũi, viêm xoang cấp và mãn tính, ngăn ngừa tái phát. Hiệu quả điều trị khi người bệnh có các biểu hiện: Đau nhức ê ẩm vùng đầu, trán, hoặc vùng mặt; ngạt, tắc mũi, chảy nước mũi lúc đầu dịch loãng sau đặc và có màu vàng hoặc xanh;  Ho từng cơn và khạc nhổ ra đờm có màu; dùng cho người đang điều trị viêm mũi dị ứng do thời tiết thay đổi.

 

Trên đây là những chia sẻ vì sao nghẹt mũi về đêm, cách trị nghẹt mũi đơn giản. Mong rằng quý bạn đọc có thêm thông tin tham khảo hữu ích để hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, có cách trị phù hợp bệnh nhanh khỏi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Verified by MonsterInsights