Đinh lăng hay nam dương sâm là một loài cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng của Họ Cuồng cuồng . Cây được trồng làm cảnh hay làm thuốc trong y học cổ truyền.

Lá Đinh Lăng dùng để làm rau sống, làm trà uống hàng ngày
Đinh lăng cơ bản là loại cây rất quen thuộc trong mỗi vùng quê Việt Nam. Đinh lăng được trồng khá phổ biến được sử dụng làm rau ăn sống, làm trà uống, chữa được nhiều bệnh mà bạn không ngờ tới và loại cây này thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, sống tốt qua các mùa trong năm.
Từ xưa đến nay cây Đinh lăng luôn có một giá trị dược liệu trong Đông y và đời sống con người loại cây này được sử dụng chữa nhiều chứng bệnh từ trẻ sơ sinh cho đến người cao tuổi.
Tác dụng của cây đinh lăng rất đặc biệt vì từ lá đến cành, thân và rễ đều là những vị thuốc. Nhiều nơi thường lấy lá đinh lăng để nấu canh với thịt để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy hoặc người mất ngủ.
Theo Đông y, rễ Đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết (rễ Đinh lăng 10 năm tuổi được dân gian ví như Nhân sâm). Lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ…
Ngoài tác dụng lương huyết và giải độc thức ăn, những tính chất khác của đinh lăng gần giống như Nhân sâm. Theo kinh nghiệm dân gian, Đinh lăng thường dùng để chữa tắc tia sữa, trị ho ra máu, thanh nhiệt, lợi tiểu, chữa mẩn ngứa.
Đông Y Gia Truyền Xuân Tho xin giới thiệu đến bạn đọc một số bài thuốc hay từ loại cây quen thuộc này có chức năng chữa bệnh hàng ngày sau đây để tham khảo.

Tác dụng của cây Đinh lăng khi phục hồi cơ thể cho người mệt mỏi
Người mệt mởi vì thời tiết hoặc lao động quá sức nhiều ngày có thể sử dụng lá Đinh lăng như một vị thuốc nhằm phục hồi sức khỏe.
Cần dùng khoảng 150 – 200g lá Đinh lăng tươi, rửa sạch cho vào nồi nước đã nấu sôi với lượng khoảng 200ml. Đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo Đqua đảo lại vài lần. Tiếp tục đậy nắp nồi chừng 5 – 7 phút và chắt ra hết nước. Đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Đun sôi trộn hai thứ nước lại với nhau, chia 2 lần uống trong ngày. Tốt hơn có thể dùng rễ Đinh lăng tươi chừng 10g với 300ml nước đun sôi nhỏ lửa, còn 150ml chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
Công dụng của lá Đinh lăng chữa mẩn ngứa do dị ứng
Một số trường hợp thường bị chứng mẩn ngứa vì dị ứng do thức ăn hoặc bị nổi mề đay thì Lá đinh lăng là bài thuốc kiến hiệu.
Sắc chừng 80g Lá đinh lăng khô với 500ml nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Chỉ cần uống một vài lần sắc là hết.
Tác dụng của rễ Đinh lăng chữa tiêu thực, đầy hơi
Do ăn uống quá độ, làm cho hệ tiêu hóa gặp rắc rối như khó tiêu, đầy hơi, ợ chua… bụng dạ bất an thì rễ Đinh lăng là bài thuốc khuyên dùng.
Sắc 10g rễ đinh lăng với 300ml nước, sắc nhỏ lửa còn 150ml chia 2 – 3 lần uống trong ngày, rất kiến hiệu.
công dụng của rễ đinh lăng công dụng của lá đinh lăng
Tác dụng của cây đinh lăng có giá trị chữa bệnh cho mọi lứa tuổi
Rễ đinh lăng có công dụng lợi sữa sau sinh
Sản phụ sau sinh nếu thiếu sữa cần ăn gì để nhiều sữa sau sinh thì rễ Đinh lăng là bài thuốc có thể khắc phục khá hiệu quả tình trạng này.
Dùng 20g rễ Đinh lăng tươi kết hợp với 3 lát gừng tươi. Sắc với 500 ml nước trên bếp nhỏ lửa còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng, dùng liền 5 ngày.
Thông tia sữa tắc
Rễ đinh lăng 30 – 40g, sắc với 500ml nước còn 250ml chia 2 – 3 lần uống nóng trong ngày, uống liền 2 – 3 ngày.cong-dung-cua-cay-dinh-lang-2Lá đinh lăng được dùng theo kinh nghiệm dân gian, chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Thân cành Đinh lăng sắc uống với liều từ 20-30 g, chữa được bệnh đau lưng, mỏi gối, tê thấp, dùng phối hợp với rễ cây xấu hổ (ngủ ngày), cúc tần, cam thảo dây. Đinh lăng còn được dùng để chữa ban sởi, ho ra máu, kiết lỵ. Phối hợp với sữa ong chúa làm thuốc bổ là rất tốt.
Lá đinh lăng chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh thường xuất hiện chứng ra mồ hôi trộm làm cho các mẹ lo lắng thì lá Đinh lăng là giải pháp cần áp dụng cho chứng này.
Các mẹ có thể sưu tầm chừng 2-3 cân lá đinh lăng tươi, phơi khô rồi sao vàng, hạ thổ làm gối kê đầu cho trẻ thì chứng trẻ ra nhiều mồ hôi trộm sẽ chấm dứt và lúc nào cơ thể trẻ cũng tỏa ra một mùi thơm đặc trưng, dễ chịu do lá Đinh lăng tạo nên.
Ngoài chức năng cụ thể từ tác dụng của cây đinh lăng mà bạn đọc có thể áp dụng tức thì để chữa một số bệnh thông thường thì Đinh lăng còn kết hợp với một số vị thuốc khác khi cần chữa trị các chứng bệnh như phong thấp, tê nhức, đau lưng, ho do hen suyễn…
Chú ý: Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi đối với cơ thể. Lá non đinh lăng còn được dùng làm rau ăn sống, làm gỏi cá v.v… và cũng là vị thuốc bổ tốt cho cơ thể.