Gợi ý, top cháo dinh dưỡng bổ phổi cho f0 tại nhà giúp hỗ trợ giảm ho

Cháo dinh dưỡng bổ phổi là những món cháo ngon, dễ nấu nguyên liệu chính chủ yếu là gạo kết hợp với các thảo dược giúp giảm ho, hạ sốt.

Cháo dinh dưỡng rất cần thiết để bồi bổ sức khỏe cho người bệnh đang bị covid-19 f0 tại nhà. Ngoài việc dùng thuốc điều trị bệnh theo bác sĩ chỉ định thì việc chế biến những món cháo ngon có tác dụng hỗ trợ hạ sốt, giảm ho, nâng cao thể lực sức khỏe cho người bệnh cần được chú trọng đến. Có phải bạn đang tìm cho mình cách nấu món cháo bổ phổi ngon để bồi bổ sức khỏe. Dongygiatruyenxuantho.com xin chia sẻ cùng bạn đọc gợi ý, top cháo dinh dưỡng bổ phổi cho f0 tại nhà với công thức đơn giản, dễ nấu, ai cũng có thể tự làm được để chăm sóc sức khỏe cho mình và gia đình giúp giảm ho, bổ phổi, mau hồi phục sức khỏe tốt nhất. 

Người xưa, thường có câu nói “tinh thần như một liều thuốc bổ” rất cần thiết cho tất cả mỗi người chúng ta. Do vậy, bạn hoặc gia đình người thân đang mắc bệnh cần được sự quan tâm, chăm sóc của gia đình với sự động viên, ân cần về cả thể chất lẫn tinh thần sẽ giúp người bệnh phục hồi bệnh nhanh hơn. 

Gợi ý, top cháo dinh dưỡng bổ phổi cho f0 tại nhà giúp hỗ trợ giảm ho

Cháo dinh dưỡng: Hành tía tô giúp giảm ho, giải cảm

Cháo tía tô kết hợp với trứng gà ta, hành hoa là món ăn phổ biến. Lá tía tô có tính ấm, vị cay có khả năng chữa ho, cảm cúm, sốt, tăng đề kháng.

 

Bạn chuẩn bị 100 g gạo; một quả trứng gà ta; một củ gừng tươi; 5-10 g hành khô; một nắm lá tía tô tươi; 3-5 nhánh hành hoa, gia vị… vừa đủ

Lá tía tô và hành hoa rửa sạch rồi thái nhỏ, gừng thái sợ chỉ, hành khô dạp rồi băm nhỏ. Cho gạo vào nồi nấu thành cháo chín nhừ. Sau đó, bạn lấy lòng đỏ trứng gà cho vào bát cháo nóng rồi đánh lên. Cuối cùng là cho các gia vị lá tía tô, gừng, hành hoa vào nấu cùng, nếm gia vị vừa đủ.

Nên ăn cháo khi còn nóng để cơ thể toát mồ hôi. Sau đó dùng khăn mềm lau mồ hôi tránh để cho gió lạnh nhiễm vào người.

Cháo bối mẫu: 

Xuyên bối mẫu 10g, gạo tẻ 50g, đường phèn vừa đủ. Bối mẫu tán mịn. Gạo tẻ nấu cháo, cháo chín cho đường phèn vào khuấy tan, cho tiếp bột bối mẫu, đun nhỏ lửa cho sôi lăn tăn, khuấy đều là được, ăn nóng vào bữa sáng và tối. Thích hợp cho người viêm khí phế quản cấp và mạn tính, khí phế thũng.

Người bệnh sốt kéo dài, tâm phiền nhiệt, về đêm nóng bứt rứt… (Tà vào phần doanh phần huyết).

Giai đoạn này cần dưỡng âm ích khí. Dùng Bài cháo gạo tẻ nhân sâm: Gạo tẻ 80g, nhân sâm 20g, lá tre 40g, mạch môn 20g, bán hạ 6g, cam thảo 4g, thạch cao 20g. Các vị nấu lấy nước bỏ bã, cho gạo nấu cháo ăn ngày vài lần.

Theo sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh “Gạo tẻ  có vị thơm ngọt tính bình, dưỡng vệ điều vinh, đại bổ cơ thể, nhờ đó làm nguồn sống.  Tinh thành phần dinh dưỡng của gạo nguyên cám gồm chất tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6… và nhiều dưỡng chất quý đối với sức khỏe. Đây là bài Trúc diệp thạch cao thang gia giảm dùng rất tốt thời kỳ bệnh hồi phục, khí âm hư, nhiệt tà còn lưu lại; hoặc trẻ em sốt nhẹ kéo dài; người mắc chứng “Thoát dương” đang sốt cao đột ngột tay chân giá lạnh mồ hôi đầm đìa.

cháo sâm 1

Cháo gạo tẻ nhân sâm rất tốt cho người bị ôn bệnh sốt kéo dài, tâm phiền nhiệt, về đêm nóng

bứt rứt…

Cháo hoài sơn, hạt sen:

hoài sơn 30g, bí xanh 20g, hạt sen 20g, ý dĩ 20g, gừng tươi 5g. Rửa sạch nguyên liệu, cắt khúc vừa ăn. Hầm hoài sơn, ý dĩ, hạt sen gần nhừ thì cho tiếp bí xanh vào hầm cho tất cả cùng nhừ; giã gừng tươi cho vào, nêm nếm vừa ăn. Dùng 2 – 3 lần/tuần, ăn nóng. Đặc biệt thích hợp với những người cơ thể suy nhược, dễ bị cảm.

Cháo cát căn, hạt sen:

cát căn (sắn dây) 30g, hạt sen 15g, táo đỏ 5g, gạo trắng 100g; tất cả cùng rửa/vo sạch. Cho nước vừa đủ, nấu nhừ, nêm vừa ăn. Dùng 2 – 3 lần/tuần, ăn nóng. Đặc biệt thích hợp với người hay đổ mồ hôi, nóng bứt rứt, tức nghẹn; khó thở, khó ngủ.

Cháo hoàng kỳ, táo đỏ: 30g hoàng kỳ, 15g cam thảo, 100g gạo tẻ, 10 quả táo đỏ (hoặc 20g hoàng kỳ, 60g gạo tẻ, đường trắng). Hoàng kỳ, cam thảo sắc lấy nước. Gạo và táo nấu thành cháo, hòa nước sắc hoàng kỳ, cam thảo vào cháo, quấy đều. Dùng 2 – 3 lần/tuần, ăn nóng. Đặc biệt thích hợp với người cơ thể suy nhược, dễ bị cảm.

Súp ngân nhĩ, đường phèn

Nguyên liệu gồm: Ngân nhĩ 10g, đường phèn 30g. Ngân nhĩ ngâm nước ấm cho nở hết rồi rửa sạch, cho vào bát cùng đường phèn và nước, đem chưng cách thủy trong 30 phút, chia ăn vài lần.

Công dụng của món súp ngân nhĩ đường phèn là giúp bồi bổ cơ thể, trị các bệnh phổi thể âm hư có ho khan, ho ra máu.

Món ăn bài thuốc giúp bổ phổi, làm sạch đường hô hấp khi không khí Hà Nội ô nhiễm 1

Cháo bách hợp

Dùng bách hợp tươi 30g, gạo tẻ 50g, đường phèn vừa đủ, nước 400ml cùng nấu cháo. Ngày 2 bát chia ăn 2 lần vào sáng và tối.

Món cháo bách hợp có tác dụng bổ phế kiện tỳ, chỉ khái định suyễn. Thích hợp dùng trị các chứng viêm phế quản mạn, phế nhiệt hoặc phế táo gây ra ho khan, cùng với lao phổi, ho lâu không khỏi, chán ăn ngủ kém…
  Cháo nấu từ gạo tẻ và các loại thảo dược cũng là món ăn bài thuốc giúp bổ phổi, làm sạch đường hô hấp

Cháo nấu từ gạo tẻ và các loại thảo dược cũng là món ăn bài thuốc giúp bổ phổi, làm sạch đường hô hấp

Cháo bí đỏ

Trong bí đỏ chứa rất nhiều vitamin, các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp tăng sức đề kháng, trị ho, tiêu đờm, là thực phẩm nên ăn mỗi khi bị cảm cúm.

Chuẩn bị 100 g bí đỏ; một nắm gạo tẻ. Gọt vỏ miếng bí đỏ, bỏ hạt rồi rửa sạch và cắt miếng mỏng cho vào nồi nấu. Sau đó vo nắm gạo tẻ cho vào nồi bí đang nấu. Nấu sôi và cho thêm nước đến khi cả gạo và bí chín nhừ. Nên dùng cháo khi còn nóng để tăng tác dụng giải cảm cho người bệnh.

Cháo đậu xanh

Trong đậu xanh có chứa nhiều protein và các axit amin tốt cho dạ dày. Ăn cháo đậu xanh để giúp kích hoạt các tế bào lympho sản xuất kháng thể gây hại cho cơ thể, giúp chống viêm, hạ sốt, tiêu độc.

Chuẩn bị 1/3 lon đậu xanh; một nắm gạo tẻ. Bạn nên ngâm đậu xanh vào nước trước khi nấu khoảng một giờ rồi cho vào nồi cùng gạo đã được vo sạch và nấu cho đến khi cả đậu xanh và gạo chín nhừ. Thêm gia vị vừa đủ là có thể dùng. Nên ăn khi cháo còn nóng, tích cực ăn cháo đậu xanh trong vòng 2-3 ngày sẽ làm giảm triệu chứng cảm cúm, hạ sốt.

Cháo tỏi

Tỏi đứng đầu bảng trong các thực phẩm có tác dụng như kháng sinh tự nhiên.

Cách làm: Mẹ chuẩn bị 1 củ tỏi, 10g lá chanh, 50g gạo, 100g thịt lợn nạc. Thịt lợn băm nhỏ, lá chanh và tỏi rửa giã nhỏ, lọc lấy nước. Khi cháo chín thì cho nước lá chanh, tỏi cùng thịt lợn vào, đun nhỏ lửa trong 10 phút là ăn được.

Cho bé ăn cháo tỏi 1 bữa/ngày trong 4-5 ngày, bệnh ho của bé sẽ thuyên giảm nhanh chóng, kể cả ho đờm và thể lực cũng nhanh chóng phục hồi.

cach-chua-ho-hieu-nghiem-cho-be-bang-8-mon-chao-cuc-de-lam

Ăn cháo tỏi trong 4-5 ngày, ho, kể cả ho có đờm cũng thuyên giảm nhanh chóng

 Cháo hành tây

Hành tây có chứa các chất chống oxy hóa như flavonoid, quercetin nên có tác dụng kháng khuẩn, giải cảm, chữa ho, viêm họng và các bệnh đường hô hấp rất tốt. Ăn cháo hành tây sẽ giúp bé giảm sốt, giảm ho và các triệu chứng đau đầu, chảy nước mũi, đau bụng.

Cách chữa bệnh ho bằng món cháo này rất đơn giản như sau: Chuẩn bị 1 nắm gạo tẻ và 1 củ hành tây. Đem gạo nấu thành cháo. Hành xắt nhỏ, khi cháo sôi thì cho vào. Mỗi lần chỉ cần cho bé ăn 1 bát cháo hành, ngày ăn 2-3 lần sẽ giúp chữa ho hiệu quả.

Một số bài thuốc nấu cháo bổ phổi, giúp giảm ho nhanh hiệu qua

Bài 1: Lá tía tô 12g, gạo lức 100g. Rửa sạch lá tía tô, cho 200ml nước sắc còn 100ml, bỏ bã, lấy nước cho gạo đã vo sạch vào, thêm 500ml nước nữa nấu thành cháo. Ăn nóng ngày 2 lần sáng và tối. Trong khi ăn hít hơi nóng bốc lên từ tô cháo càng nhiều càng tốt.

Bài 2: Củ cải 150g, cà rốt 150g, rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn; sườn lợn 300g, rửa sạch, chặt miếng nhỏ, cho nước đun sôi, hớt bỏ bọt, đậy vung, đun lửa nhỏ. Khi sườn gần nhừ thì cho cà rốt, củ cải vào, nấu tiếp cho chín nhừ. Nêm nước mắm, muối, đường hoặc bột ngọt vừa ăn. Cho tiếp hành lá cắt khúc vào, đảo đều. Ăn nóng trong bữa cơm.

 

Gừng trị cảm lạnh

Bài 3: Lá tía tô 30g, rửa sạch, thái nhỏ; gạo tẻ 50g; trứng gà 1 quả; hành tím 1 củ nhỏ, băm nhỏ; vài lát gừng tươi. Nấu gạo thành cháo nhừ rồi cho lòng đỏ trứng gà vào đánh tan, cho tía tô, hành, gừng vào quấy đều. Nêm gia vị vừa ăn. Cho ăn nóng, ra mồ hôi thì lau khô, nằm nghỉ, tránh gió lùa.

Bài 4: Gạo nếp 30g, gạo tẻ 30g, vo sạch cho vào nấu nhừ thành cháo, ăn nóng. Ăn xong trùm kín chăn cho ra mồ hôi trong 10-15 phút. Dùng khăn khô lau sạch mồ hôi rồi nằm nghỉ

 

Cháo tía tô, trứng gà.

Xem thêm: Bỏ túi, top 10 nước bổ phổi giúp hỗ trợ thanh lọc phổi giàu dinh dưỡng

Bài 5: Hành 5 củ, gạo lức 50g. Gạo vo sạch, đổ nước vừa đủ, nấu cháo chín thì cho hành đã thái nhỏ vào, chia ăn nóng vài lần trong ngày. Tác dụng làm ra mồ hôi, giải cảm sốt, ho, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi.

Bài 6: Thịt gà mái 100g, gia vị gừng, hành vừa đủ, nấu cháo ăn ngày 1 lần, ăn vài lần.

Bài 7: Gạo tẻ 100g, tía tô, hành hoa, gừng tươi, mỗi vị 20-30g, trứng gà 1 quả, gia vị vừa đủ, nấu cháo ăn nóng cho ra mồ hôi, nằm nghỉ ngơi.

Bài 8: Gừng tươi 5 lát, hành cả rễ 6 nhánh, gạo 60g. Tất cả rửa sạch, cho gạo vào nồi cùng với 500ml nước, bắc nồi lên bếp nấu sôi, sau đó giảm lửa nhỏ, hầm cho đến khi cháo chín nhừ. Cho thêm hành và gừng vào nồi cháo, tiếp tục nấu thêm một lúc nữa là dùng được. Ăn nóng ngày 1-2 lần. Công dụng: làm ra mồ hôi, làm ấm cơ thể, giải cảm lạnh, ho, sổ mũi.

Trên đây, là những chia sẻTop cháo dinh dưỡng bổ phổi cho f0 tại nhà giúp hỗ trợ giảm ho. Mong rằng quý bạn đọc tìm được cho mình món cháo phù hợp, tốt cho sức khỏe của phổi giúp người bệnh ăn ngon miệng, dễ nuốt để mau nhanh chóng có sức khỏe tốt, cuộc sống trở lại bình thường sống vui khỏe bên gia đình, người thân.

Xin kính chúc quý bạn đọc sức khỏe, hạnh phúc vạn sự như ý

Đọc thêm: Viên Ngậm Kha Tử gia truyền Xuân Tho trị ho từ y đức

 Nếu bạn đang bị ho, muốn điều trị bệnh qua viên ngậm kha tử mà chúng tôi sản xuất. Xin vui lòng liên hệ gọi cho chúng tôi để được tư vấn về cách phòng, điều trị ho. Mong giúp người bệnh bị ho trên mọi miền của tổ quốc nhanh khỏi bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Verified by MonsterInsights