Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính(COPD) là một bệnh lý hô hấp thường gặp khiến cho người bệnh khó thở vì đường thở bị hẹp so với bình thường và có thể dẫn đến suy hô hấp. Nếu được phát hiện sớm, thực hiện các bài tập thở phù hợp sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng tốt hơn. Hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là hai bệnh hô hấp riêng biệt, nhưng có các triệu chứng tương tự nhau như ho, khó thở, thở khò khè nên thường bị nhầm lẫn. Làm sao để phân biệt hai bệnh này? để xử lý chữa trị kịp thời với các biện pháp trị ho bằng đông y và bài tập bổ phổi dưới đây. Đông Y Xuân Tho hi vọng bạn đọc có thêm thông tin tham khảo hữu ích cho mình đề phòng ngừa phát hiện sớm tình trạng bệnh của mình ngăn ngừa giảm những cơn ho khó chịu có lá phổi khỏe hơn sống làm việc hiệu quả, đạt năng xuất chất lượng cao.
Trong bài viết: Phân biệt hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính với phương pháp điều trị hiệu quả. Đông y Xuân Tho xin chia sẻ các nội dung chính sau:
- Bệnh hen suyễn là gì? bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các yếu tố gây bệnh
- Phương pháp điều trị hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bằng viên ngậm kha tử
-
5 bài tập có thể đặc biệt hữu ích cho những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
1. Bệnh hen suyễn là gì? bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các yếu tố gây bệnh
1. Bệnh hen suyễn là gì?
Hen suyễn (hen phế quản – Asthma) là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm các đường dẫn khí thu hẹp lại, từ đó giảm lưu lượng không khí ra vào phổi.
Khi tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng, đường dẫn khí sẽ ngày càng thu hẹp vào. Lúc này người bệnh sẽ phải đối diện với tình trạng khò khè và khó thở vô cùng khó chịu.

Tình trạng phổi và đường dẫn khí của người bị hen suyễn
Triệu chứng của bệnh hen suyễn
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn rất đa dạng. Một số biểu hiện khá lâm sàng bên ngoài nên rất dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh về phổi khác như lao, giãn phế quản, COPD,… Sau đây là các triệu chứng phổ biến nhất đối với những người bị bệnh hen suyễn:
Ho, đặc biệt là vào ban đêm: Ho là một phản ứng khi cơ thể muốn đẩy các chất bài tiết hoặc dị nguyên từ môi trường như bụi, khói, phấn hoa, lông động vật… ra ngoài. Ho có thể xuất phát từ các bệnh về nhiễm khuẩn xoang mũi, cảm lạnh… nhưng nếu tình trạng ho kéo dài, các cơn ho xuất hiện chủ yếu vào ban đêm do đường thở bị thu hẹp thì người bệnh cần lưu ý vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.

Ho kéo dài vào ban đêm là một trong những dấu hiệu của bệnh hen suyễn
Thở khò khè: Khò khè là dạng tiếng rít hay âm thanh không bình thường phát ra khi thở. Đây được coi là dấu hiệu điển hình của bệnh hen suyễn. Không khí đi qua phổi bị cản trở bởi ống phế quản bị phù nề sẽ tạo nên âm thanh khò khè. Đặc biệt, người bệnh dễ bị khò khè khi gặp không khí lạnh.
Khó thở: Do đường thở bị thu hẹp gây ra hiện tượng khó thở cho người bệnh.
Đau thắt ngực, đau hoặc áp lực: Người bệnh cảm thấy như có vật gì đè nặng hoặc siết chặt ngực.
Hơi thở rất nhanh và gấp: Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen suyễn. Triệu chứng này sẽ nặng hơn khi người bệnh vận động nhiều như leo cầu thang, chạy bộ, tập thể dục..,
Mặt nhợt nhạt, mồ hôi: Người bệnh sẽ có dấu hiệu mặt nhợt nhạt, ra mồ hôi, mệt mỏi khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn thường trở nên tồi tệ hơn khi:
- Tiếp xúc với chất gây dị ứng
- Không khí lạnh
- Tập thể dục
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở các nước phát triển là do hút thuốc. Ở các nước đang phát triển, nguyên nhân là do tiếp xúc với khói bụi từ môi trường.
Có đến 20-30% những người thường xuyên hút thuốc bị COPD. Hút thuốc lá và khói thuốc kích thích phổi, làm cho các ống phế quản và túi khí mất đi tính đàn hồi tự nhiên và giãn nở quá mức, khiến không khí bị mắc kẹt trong phổi khi thở ra.
Khoảng 1% những người bị COPD là do rối loạn di truyền thiếu hụt một loại protein được gọi là alpha-1-antitrypsin (A1AT). Protein này giúp bảo vệ phổi. Nếu thiếu protein này, tổn thương phổi dễ dàng xảy ra, ngay cả khi không hút thuốc.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh lý hô hấp thường gặp khiến cho người bệnh khó thở vì đường thở bị hẹp so với bình thường và có thể dẫn đến suy hô hấp.
Tuy nhiên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể làm chậm tiến triển và điều trị hiệu quả khi phát hiện ở giai đoạn sớm tránh được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Các triệu chứng hô hấp mãn tính và sự giới hạn thông khí của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra bởi sự bất thường của đường dẫn khí và/ hoặc phế nang thường do sự phơi nhiễm với một lượng đáng kể những phân tử và khí độc hại…

Một số yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính:
+ Hút thuốc hoặc thường xuyên tiếp xúc với khỏi thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh;
+ Bụi nghề nghiệp, hữu cơ và vô cơ;
+ Ô nhiễm không khí trong nhà từ sưởi ấm và nấu ăn bằng khối sinh học trong môi trường thông khí kém;
+ Ô nhiễm không khí môi trường bên ngoài;
+ Nhiễm trùng;
+Yếu tố cơ địa: Tăng tính phản ứng của phế quản là yếu tố nguy cơ làm phát triển bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tăng tính phản ứng phế quản thấy ở 8 – 14% người bình thường.Thiếu α1 – antitrypsin là yếu tố di truyền được xác định chắc chắn gây bệnh COPD và giãn phế nang.
+ Tuổi: tỉ lệ bệnh gặp cao hơn ở người già.
+ Chế độ dinh dưỡng lúc còn nhỏ, thiếu các vitamin A, D, E có liên quan tới việc tăng tỉ lệ bệnh.
2. Phương pháp điều trị hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bằng viên ngậm kha tử
Viên ngậm kha tử, bổ phế trừ ho an toàn cho mọi gia đình
Viên ngậm kha tử được bào chế hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên như kha tử, xuyên bối, cát cành… trộn với mật ong có tác dụng bổ phế, trị các bệnh về viêm họng cấp và mãn tính… thuốc có hiệu quả ngay từ lần đầu sử dụng, tiêu diệt virus, vi khuẩn nhanh chóng làm giảm nhanh cơn ho. Trong đó mỗi thành phần đều có những ưu điểm, đặc tính riêng kết hợp lại với nhau theo một công thức gia truyền trên 60 kinh nghiệm làm nghề Đông Y Xuân Tho đã nghiên cứu ra viên ngậm kha tử bằng tình yêu y đức trong nghề và đồng cảm với người bệnh về bệnh ho đã chữa cách bệnh ho cảm cho các bệnh nhân. Nguyên bản ban đầu bài thuốc sẽ được hoàn tán thuốc sau đó dùng miếng chanh để ngậm. Khi đó thuốc có vị chát nên nhiều phụ nữa và trẻ em rất khó ngậm. Sau dần ông cải tiến trộn với mật ong và thêm các vị thuốc để cho phù hợp để Viên Ngậm Kha Tử cho dễ ngậm.
Thành phần của viên ngậm kha tử
Viên ngậm Kha Tử được làm từ các thảo mộc như kha tử, cam thảo, cát cánh, trần bì, thanh đại, xuyên bối và các thành phần khác. Các thảo mộc sẽ được chọn lựa và bào chế kỹ lưỡng sau đó được trộn với mật ong và các thành phần khác tạo nên lọ viên ngậm kha tử 30g trong 1 lọ đựng 60 viên Bạn bấm vào link có chữ tiêu đề Mật ong, Xuyên bối mẫu, Cát cánh để xem chi tiết công dụng của các thành phần trong viên ngậm kha tử trị ho, hóa đờm, giảm nhanh các cơn ho.
- Mật ong rừng 10 mg
- Xuyên bối mẫu 8 mg
- Cát cánh 6 mg
- Cam thảo 6 mg
- Trần bì 5 mg
- Kha tử 5mg
- Thanh đại 5mg
- Bạc hà 3mg
- Muối 1mg
- Và các thành phần khác
Hình 2: Thành phần viên ngậm kha tử được làm từ các thảo mộc tự nhiên như kha tử, mật ong, cát cánh, trần bì, cam thảo, xuyên bối mẫu theo công thức gia truyền mang tên ông Xuân Tho giúp hỗ trợ giảm ho, tiêu đờm
Tác dụng của viên ngậm Kha Tử
Viêm Ngậm Kha Tử kháng khuẩn, diệt virus gây đau họng, rát họng:
– Ho mãn tính, ho kéo dài, ho dai dẳng lâu ngày không khỏi, ho có mốc mủ
– Trị ho do dị ứng thời tiết
– Trị ho do cảm lạnh, cảm cúm
– Trị ho gió, ho khan, ho có đờm
– Hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm phế quản
– Ho do uống nước đá lạnh
– Các trường hợp sưng đau họng, họng khô, ngứa rát cổ họng, khản tiếng…
– Viên ngậm có tác dụng làm giảm khản tiếng, giữ thơm miệng.
Hỗ trợ về một số các bệnh răng miệng như: Chảy máu chân răng…
Ưu điểm của viên ngậm kha tử
Viên ngậm kha tử được chiết suất từ 100% thảo dược tự nhiên như kha tử, mật ong, cát cánh, trần bì, bạc hà được sản xuất cẩn thận trong từng khâu lựa chọn nguyên liệu cũng như chế biến sản phẩm. Theo công thức gia truyền 60 năm kinh nghiệm. Với tình yêu thương người bệnh bị ho trên khắp mọi miền tổ quốc trong và ngoài nước. Đông Y Xuân Tho đã chiết suất thành công viên ngậm kha tử phù hợp với mọi lứa tuổi cả phụ nữ đang cho con bú và trẻ nhỏ.
- Với lọ hũ thủy tinh nhỏ gọn 30g trong đó có 60 viên ngậm giúp người bệnh thuận tiện khi mang theo bên mình ở bất cứ nơi đâu, dã ngoại hay đi làm, ở nhà đều thích hợp và tiện sử dụng.
- Viên dễ tan, giải phóng thuốc dễ dàng, phát huy nhanh tác dụng
- Vị ngọt tự nhiên của mật ong và cam thảo, bạc hà có mùi thơm đặc trưng, vị the mát., mùi thơm của các dược liệu, tạo cảm giác dễ chịu khi ngậm
- Phát huy công năng Bổ phế, trừ ho, hóa đờm. Đồng thời, phát huy tác dụng tại chỗ, nhanh chóng làm dịu họng, giảm ngứa rát họng, giảm ho. Hỗ trợ điều trị viêm họng nhờ tác dụng kháng khuẩn tại chỗ. Giúp mau lành niêm mạc, giảm viêm loét do kích thích tái tạo niêm mạc mới làm lành vết thương.
- Gọn nhẹ, tiện mang theo người. Sản phẩm giá thành phù hợp với mọi người, chất lượng sản phẩm tốt.
- Tư vấn viêm họng miễn phí cho người bệnh.
- Viên ngậm an toàn cho sức khỏe, không sử dụng chất bảo quản hay các phụ gia nào khác.
3. 5 bài tập có thể đặc biệt hữu ích cho những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
Để sở hữu cơ thể khỏe mạnh, bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và khoa học. Theo đó, thực đơn hàng ngày cần bảo đảm cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết như đạm, chất béo, chất xơ,… Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, chanh,…
Rèn luyện thể dục thường xuyên cũng là cách phòng ngừa bệnh hen suyễn rất tốt. Khi tập thể dục, ngoài các cơ thì phổi sẽ được gia tăng sức mạnh, ngăn ngừa những cơn hen suyễn xảy ra. Tuy nhiên bạn cần tránh tập luyện lâu ngoài trời lạnh hoặc tập quá sức bản thân.

Tập thể dục và rèn luyện sức khỏe mỗi ngày giúp phòng ngừa hen suyễn hiệu quả
1. Thở chúm môi
Theo Cleveland Clinic, thở chúm môi có một loạt lợi ích như:
- Làm giảm mức độ khó thở
- Giải phóng không khí bị mắc kẹt trong phổi
- Giúp thư giãn hơn
- Giảm khó thở.
Thực hành kỹ thuật này 4-5 lần mỗi ngày có thể hữu ích. Dưới đây là cách thực hành thở chúm môi
- Trong khi ngậm miệng, hãy hít thở sâu bằng mũi, đếm đến 2. Thực hiện theo mô hình này bằng cách lặp lại trong đầu “hít vào, 1, 2”. Hơi thở không cần phải sâu, gắng sức. Một lần hít thông thường sẽ làm được.
- Đặt vị trí 2 môi như thể bạn đang bắt đầu huýt sáo hoặc thổi nến trên bánh sinh nhật. Hành động này được gọi là “chúm” môi.
- Trong khi tiếp tục chúm môi, hãy từ từ thở ra bằng cách đếm đến 4. Đừng cố gắng đẩy không khí ra ngoài mà hãy thở ra từ từ bằng miệng.
Thở chúm môi là cách tốt nhất để thực hiện các hoạt động gắng sức, chẳng hạn như leo cầu thang.
>> Xem thêm: Cách phòng, điều trị ho cho mùa đông bằng đông y hiệu quả dễ làm

2. Thở phối hợp
Cảm giác khó thở có thể gây lo lắng khiến bạn phải nín thở. Để ngăn điều này xảy ra, bạn có thể thực hành thở phối hợp bằng hai bước sau:
- Hít vào bằng mũi trước khi bắt đầu bài tập
- Trong khi chúm môi, thở ra bằng miệng.
Có thể thực hiện thở phối hợp khi bạn đang tập thể dục hoặc cảm thấy lo lắng.

3. Thở sâu
Hít thở sâu giúp không khí không bị kẹt trong phổi (nguyên nhân khiến bạn cảm thấy khó thở). Nhờ đó, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể hít thở không khí trong lành hơn.
Dưới đây là cách thực hành thở sâu:
- Ngồi hoặc đứng với khuỷu tay hướng ra sau. Điều này cho phép ngực của bạn nở ra đầy đủ hơn.
- Hít sâu bằng mũi
- Giữ hơi thở của bạn khi đếm đến 5.
- Thở ra chậm và sâu bằng mũi cho đến khi bạn cảm thấy không khí hít vào đã được giải phóng hết.

Tốt nhất bạn nên thực hiện bài tập này cùng với các bài tập thở hàng ngày khác, có thể thực hiện 10 phút mỗi lần, 3-4 lần mỗi ngày.
4. Tập ho
Khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chất nhầy có thể tích tụ nhiều hơn trong phổi. Tập ho là một bài tập thở giúp bạn đẩy chất nhầy hiệu quả mà không làm bạn cảm thấy quá mệt mỏi.
Dưới đây là cách thực hành ho chủ động:
- Hãy ngồi thoải mái. Hít vào bằng miệng, sâu hơn một chút so với khi hít thở bình thường.
- Kích hoạt cơ bụng của bạn để thổi không khí ra ngoài trong ba nhịp thở đồng thời tạo ra âm thanh “ha, ha, ha”. Hãy tưởng tượng bạn đang thổi vào một chiếc gương để làm cho nó bốc hơi.

Tập ho sẽ ít mệt mỏi hơn so với phản xạ ho bình thường và nó có thể giúp bạn không cảm thấy mệt mỏi khi ho ra chất nhầy.
5. Thở bằng cơ hoành
Cơ hoành là một cơ quan trọng liên quan đến hoạt động thở. Những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có xu hướng dựa nhiều hơn vào các cơ phụ của cổ, vai và lưng để thở, hơn là vào cơ hoành.

Thở bằng cơ hoành hoặc bằng bụng giúp đào tạo lại cơ này để hoạt động hiệu quả hơn. Đây là cách thực hiện:
- Khi ngồi hoặc nằm, thả lỏng vai, đặt một tay lên ngực và đặt tay kia lên bụng.
- Hít vào bằng mũi trong vòng 2 giây, cảm thấy dạ dày của bạn phồng lên. Bạn đang thực hiện đúng hoạt động nếu bụng di chuyển nhiều hơn ngực.
- Chúm môi và thở ra từ từ bằng miệng, ấn nhẹ vào bụng. Điều này sẽ nâng cao khả năng thoát khí của màng ngăn.
- Lặp lại bài tập khi bạn có thể.
Với chia sẻ về bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Hi vọng bạn đọc có thêm thông tin tham khảo hữu ích để phòng ngừa, điều trị phát hiện kịp thời bệnh để từ đó tìm ra các cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa đẩy lùi những cơn ho gây ảnh hưởng tới sức khỏe công việc hàng ngày. Bằng việc trị ho với viên ngậm kha tử gia truyền Xuân Tho và các bài tập bổ phổi. Kiên trì thực hiện các bài tập này, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ kiểm soát được bệnh tốt hơn, phòng ngừa suy hô hấp hiệu quả.