Bị cảm lạnh nên làm gì? Là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi gặp cảm lạnh trong mùa đông, gây ra các triệu chứng như hắt hơi, đau họng, chảy nước mũi,… ảnh hưởng tới sinh hoạt, lao động và chất lượng cuộc sống. Bạn đang tìm cho mình một giải pháp cách trị cảm lạnh đơn giản dễ làm bằng các loại thảo dược tìm kiếm quanh ta, với cách làm đơn giản hiệu quả bất ngờ.
Bài viết dưới đây Dongygiatruyenxuantho.com xin chia sẻ tới quý bạn đọc cùng tham khảo, tìm hiểu những cách trị cảm lạnh đơn giản sẽ giúp bạn giải tỏa nỗi lo âu, phiền muộn đó nhé. Để đẩy lùi cảm lạnh, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, kết hợp với việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
1. Bị cảm lạnh nên làm gì? Mẹo trị cảm lạnh đơn giản hiệu quả
Đánh gió chữa cảm lạnh
– Dụng cụ: chuẩn bị 1 đồng xu tròn hoặc 1 muỗng bằng kim loại cạnh tròn, không bén, cao xoa (dầu nóng) hoặc dùng gừng tươi thay thế cho dầu.
– Thực hiện đánh gió: Bắt đầu bôi dầu và dùng tay chà xát dọc 2 bên cột sống, cổ, vai rồi dùng cạnh của đồng xu hoặc muỗng cạo với lực vừa phải vào vùng đó với chiều hướng lên hoặc xuống đều được. Mục đích đem khí nóng thấm qua da vào cơ thể.
Có thể dùng củ gừng tươi thay cho dầu (cao xoa), ta chọn củ to, rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn cả vỏ, vắt nước cốt lên vùng cần đánh gió rồi dùng bã chà xát cho đến khi người nóng lên. Dùng khăn khô lau sạch bã gừng. Vùng cơ thể được chà xát sẽ nóng ấm lên rất dễ chịu một cách tự nhiên không bị cảm giác lạnh tại chỗ như một số loại dầu nóng.
Không nên đánh gió đến mức lưng bầm tím vì khi bị nhiễm lạnh, cơ thể người bị cảm lạnh có thể sẽ gặp phải các phản ứng gây ra một số triệu chứng dị ứng và làm tăng tính thẩm thấu của các mao mạch dưới da. Khi đánh gió ta đã vô tình làm vỡ các mao mạch này, gây chảy máu hoặc xuất huyết dưới da. |
Xem thêm: Cách trị viêm họng tại nhà đơn giản mà hiệu quả cho cả gia đình
Trị cảm lạnh bằng lá trầu không hiệu quả khi đông về
Trầu không hay còn gọi là trầu hương, trầu cay. Không chỉ dùng để ăn với vôi và cau, trầu còn là vị thuốc dân gian chữa được nhiều bệnh thông thường như đau đầu, cảm lạnh, các bệnh về da…
Chữa cảm lạnh từ lá trầu không và gừng hiệu quả sau 1 đêm
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 5 lá trầu không
- 1 củ gừng đập dập cho thật nát
- Rượu trắng
Cách làm và công dụng
Lá trầu đem rửa sạch, 1 củ gừng rửa sạch đập dập cho nát rồi sau đó cho các nguyên liệu vào bát cho rượu vào rồi trưng cho gần hết nước rượu. Lấy khăn quấn quấn phần bã chườm lưng má. Sáng dậy khỏe người khỏi cảm khỏi ho.
Xông hơi chữa cảm lạnh
– Nồi lá xông: Lá sả, lá bưởi, hương nhu, kinh giới, ngải cứu… Mỗi loại 1 nắm. Những loại lá này chủ yếu đều chứa các tinh dầu cay, nóng.
– Cách thực hiện: Rửa sạch các loại lá, cho vào nồi đun sôi khoảng 5-10 phút. Tắt bếp, để bên cạnh người bệnh, trùm kín sao cho giữ hơi nước từ nồi lá xông từ từ bay lên. Trong khi xông, người bệnh nên thở chậm và hít thở sâu… Mồ hôi toát ra, bắt đầu từ trán, cổ, gáy, sau đó đến toàn thân. Sau 10-15 phút, nên ngừng xông hơi. Dùng khăn khô lau mồ hôi, thay quần áo khô rồi nằm nghỉ.
– Lưu ý khi xông: Nên cho mồ hôi ra từ từ. Do đó, khi xông nên mở nắp nồi từ từ. Không bao giờ lạm dụng xông nhiều lần vì sẽ làm mồ hôi thoát ra nhiều, khiến tân dịch hao tổn (cơ thể mất nước) trong thời gian ngắn mà không bù lại kịp.
Cũng cần lưu ý khi nấu nước xông hơi chữa cảm lạnh: Không đun kỹ quá 15 phút làm các chất tinh dầu, tác dụng chính trong nồi lá xông bay hơi hết.
Cháo tía tô chữa cảm lạnh
Cháo gạo tẻ, nấu loãng, gia tía tô, kinh giới, quế hoặc vài lát gừng tươi, hành ta, hạt tiêu vừa đủ. Ăn nóng.
Hơi nước bốc lên từ tô cháo có tác dụng làm giảm sung huyết vùng mũi tốt hơn là hơi nước bốc lên từ một ly nước sôi. Tác dụng này chỉ có khi thêm vào tô cháo những loại rau gia vị nói trên, nhờ thành phần chính là tinh dầu. Do đó, nên ăn khi cháo còn nóng. Hơi nóng bốc lên từ tô cháo càng nhiều càng tốt, bởi vì lúc này, tô cháo còn có tác dụng như một nồi xông nhỏ.
Dùng gừng tươi chữa cảm lạnh
Cách 1: Gừng tươi 3 lát, củ cải 1 củ, rễ rau cải trắng 3 cái. Sắc uống.
Cách 2: Gừng tươi 15g, hành củ 15g, trứng gà 2 quả. Cho gừng hành vào đun sôi thì đập trứng gà vào thành canh. Ăn khi còn nóng.
Cách 3: Gừng tươi 1 củ, lá tía tô 1 nắm, lá hương nhu 1 nắm. Sắc nước uống.
Cách 4: Gừng tươi 10g, lá tre 6g, tía tô 10g, kinh giới 10g, đường đỏ 30g.Tất cả thuốc cho vào ấm, đổ vừa nước đun sôi 15-20 phút rồi cho đường đỏ vào, hòa tan. Uống khi còn nóng. Ngày uống 2 lần.
- Ăn uống đầy đủ: Nên tăng cường dùng nước, nước trái cây, súp và nước canh để giảm nghẹt mũi và ngăn ngừa mất nước. Các loại vitamin C và kẽm cũng giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, chống lại cảm lạnh. Đồng thời, người dùng chú ý nên tránh uống rượu, cà phê và đồ uống có ga vì chúng có thể gây mất nước nhiều hơn.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Giúp cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng, nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi bị cảm lạnh.
- Làm dịu cổ họng: Súc miệng bằng nước muối ấm, ngậm kẹo trị viêm họng để giảm đau họng và ngăn chặn nguy cơ cảm lạnh trở nên nặng hơn.
- Làm đổ mồ hôi: Cách chữa cảm lạnh ra nhiều mồ hôi là tập thể dục khi bị cảm lạnh nhẹ để giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có một bệnh tiềm ẩn như bệnh tim, hen suyễn hay các bệnh nội khoa khác thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập các bài tập khi bị cảm lạnh.
- Làm thông mũi: Việc xì mũi mạnh, thường xuyên có thể gây kích ứng bên trong, gây ảnh hưởng tới niêm mạc mũi và xoang mũi, dễ dẫn đến viêm xoang. Để làm thông mũi, tốt nhất bệnh nhân nên nhỏ dung dịch nước muối sinh lý vào mũi để làm mềm chất nhầy, giúp mũi bớt nghẹt.
- Duy trì độ ẩm trong phòng để tránh tình trạng không khí khô hanh khiến vi khuẩn gây cảm lạnh sinh sôi mạnh, tấn công cơ thể.