Hiện tượng ho có đờm chủ yếu xảy ra do các vấn đề ở đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Khi bị ho có đờm, chất nhầy bám dính nhiều trong cổ họng và đường thở dưới làm cản trở sự lưu thông của không khí. Điều này khiến người bệnh có cảm giác vướng víu, khó thở. Chính vì vậy khi bị ho có đờm bạn luôn muốn tìm cho mình cách trị ho có đờm bằng viên ngậm tiêu đờm thảo dược vừa dễ ngậm, an toàn cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ lại loại bỏ nhanh chóng các dịch nhầy, đờm bám vào cổ họng nhanh nhất. Ngoài ra, một số thực phẩm có thể giúp giảm ho, đánh tan đàm và chống viêm nhiễm ở đường thở một cách tự nhiên. Người bệnh nên ưu tiên các thực phẩm có lợi trong thực đơn và tránh các thức ăn có hại để hỗ trợ đẩy nhanh hiệu quả điều trị. Bạn đang bị ho có đờm muốn tìm hiểu ho có đờm nên ăn gì, món ăn trị ho có đờm, viên ngậm tiêu đờm? Dongygiatruyenxuantho.com xin chia sẻ cùng quý bạn đọc chi tiết nhất trong bài viết sau.
Trong bài viết: Ho đờm nên ăn gì? Viên ngậm tiêu đờm để bệnh nhanh khỏi có sức khỏe tốt. Dongygiatruyenxuantho.com xin chia sẻ các nội dung chính sau:
- Ho đờm nên ăn gì?
- Các món người bị ho có đờm nên ăn
- Cách trị ho có đờm bằng viên ngậm kha tử xua tan nỗi lo đờm ho, khó thở
1. Ho đờm nên ăn gì?
Ho là một phản xạ của cơ thể để đẩy dị vật, đờm nhầy hay virus, vi khuẩn gây kích ứng trong cổ họng ra ngoài. Đây là triệu chứng xuất hiện phổ biến trong các bệnh lý ở đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, cảm cúm hay viêm phế quản… Để đẩy lùi cơn ho và nhanh phục hồi sức khỏe, bạn nên thêm các thực phẩm dưới đây vào thực đơn.
Giảm ho, long đờm với quả lê
Quả lê không chỉ mang đến vị ngọt thanh dễ chịu, giúp người bệnh khôi phục năng lượng mà còn có tác dụng giảm ho, long đờm. Loại trái cây này đặc biệt tốt cho những người đang bị ho khan, ho có đờm hoặc ho do mắc các bệnh lý nhiễm trùng ở đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản…

Bên cạnh đó, lê còn cung cấp nhiều nước, chất xơ, vitamin B6, C, K, sắt và nhiều khoáng chất khác. Chúng giúp nâng cao khả năng miễn dịch, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trong đường hô hấp và giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng.
Bị ho nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A
Nguồn thực phẩm dồi dào vitamin A nhất là các loại rau củ có màu sắc ( đu đủ, bí ngô, ớt chuông, cà chua,…) hay gan động vật, dầu gan cá. Loại vitamin này giúp cải thiện chức năng hoạt động của hệ miễn dịch, làm tăng khả năng tự bảo vệ của cơ thể khi virus hay vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp.
Thường xuyên bổ sung nhóm thực phẩm trên còn giúp rút ngắn thời gian chữa lành tổn thương trong đường thở, giảm dần hiện tượng sưng viêm, tiết dịch nhầy bên trong, qua đó giúp bạn bớt ho.
Ho đờm nên ăn tỏi
Tỏi không đơn thuần chỉ là gia vị mà còn là phương thuốc tự nhiên được nhiều người sử dụng để trị ho tại nhà. Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra, trong tỏi chứa một lượng lớn allicin – một hoạt chất kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, ức chế hoạt động của virus gây ho và khắc phục tình trạng nhiễm trùng, sưng viêm trong đường hô hấp mà không gây tác dụng phụ cho sức khỏe.
Để đạt được lợi ích tốt nhất từ củ tỏi trong việc giảm ho, bạn có thể dùng thực phẩm này theo những cách sau:
- Nhai nuốt trực tiếp 2 -3 tép tỏi sống mỗi ngày
- Giã nát tỏi làm nước chấm hay chế biến món ăn
- Giã nát tỏi lấy nước cốt hòa với mật ong uống
- Nướng củ tỏi cho cháy sém rồi bỏ vỏ, lấy 3 – 4 tép ăn để trị ho.
Ho đờm nên ăn: Cam, quýt, chanh, bưởi
Các loại trái cây có múi này đều chứa hàm lượng vitamin C vô cùng phong phú. Chúng giúp nâng cao sức đề kháng, tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng đường thở, giảm viêm, xoa dịu cơn ho.
Thường xuyên ăn cam, quýt, chanh, bưởi hay uống nước ép từ chúng còn giúp bạn tỉnh táo hơn và có nhiều năng lượng để học tập, làm việc.
Ho đờm nên ăn: Mật ong tốt cho người bị ho
Mật ong cũng được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bị ho. Tuy nhiên, bạn không nên dùng thực phẩm này cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

Với thành phần giàu vitamin E, C, mật ong có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm mạnh. Thực phẩm này cũng giúp sát trùng cổ họng, xoa dịu kích ứng, long đờm, giảm ho. Bên cạnh đó, mật ong còn cung cấp một lượng chất đường tự nhiên, làm tăng năng lượng cho cơ thể.
Để giảm ho, mỗi ngày bạn có thể ăn 2 – 3 thìa mật ong ở dạng nguyên chất hoặc pha với nước chanh ấm. Dân gian còn dùng mật ong hấp cách thủy chung với các loại thảo dược như gừng hay hoa đu đủ đực làm thuốc điều trị chứng ho khan có đờm.
Ho đờm nên ăn: Các loại hành
Bao gồm hành tím, hành tây hay củ hành tăm. Chúng cung cấp hoạt chất kháng sinh, chống viêm tự nhiên nên có thể giúp tiêu diệt vi trùng gây bệnh và làm giảm hiện tượng nhiễm trùng trong đường thở. Tất cả đều góp phần xoa dịu cơn ho và làm giảm cảm giác đau rát, vướng víu đờm nhầy trong cổ họng.
Ho đờm nên ăn: Lá hẹ giảm ho, tiêu diệt vi khuẩn
Lá hẹ chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc người bị ho nên ăn gì. Nhờ chứa hoạt chất kháng sinh thực vật, thực phẩm này hoạt động như một loại thuốc kháng khuẩn, tiêu viêm. Nó giúp ức chế quá trình sản xuất đờm nhầy trong cổ họng, làm giảm ho khan, ho gió hay ho có đờm và các triệu chứng khác đi kèm do nhiễm trùng đường hô hấp gây ra.
Ho đờm nên ăn: Cà rốt tốt cho người bị ho
Nếu đang bị ho, bạn nên tăng cường sử dụng cà rốt trong khẩu phần ăn, khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần. Một số bằng chứng cho thấy, hoạt chất falcarinol được tìm thấy trong loại củ này có khả năng làm giảm hiện tượng co thắt cơ trơn trong đường thở, qua đó giảm ho và giúp bạn dễ thở hơn.
Lượng cà rốt được khuyến cáo trong mỗi lần sử dụng khoảng 150g đối với người trưởng thành. Bạn có thể dùng thực phẩm này để hấp, luộc, xào nấu cùng với các thực phẩm khác hay ép nước uống để bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp đẩy lùi cơn ho, tạo điều kiện cho sức khỏe nhanh hồi phục.
Ho đờm nên ăn: Gừng chống đau họng, giảm ho
Trong khẩu phần ăn của người đang bị ho không thể thiếu gừng. Loại gia vị này không chỉ mang đến hương vị thơm ngon đặc trưng cho món ăn mà còn là vị thuốc trị ho được y học cổ truyền sử dụng rộng rãi.

Gừng được cả y học hiện đại công nhận về khả năng kháng viêm, giảm đau, giảm ho. Sở dĩ gừng có những tác dụng này là nhờ chứa nhiều hydrocarbon sesquiterpenic và geraniol. Khi sử dụng, thực phẩm này còn giúp tiêu đờm, làm giãn nở mạch máu, tạo điều kiện để máu lưu thông đến cơ quan hô hấp nhiều hơn để tổn thương viêm bên trong nhanh chóng hồi phục.
Cách dùng gừng để giảm ho đơn giản nhất là sử dụng loại gia vị này trong chế biến món ăn. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các bài thuốc trị ho từ gừng trong dân gian như ngậm gừng tươi với muối, nấu gừng lấy nước ngâm chân vào buổi tối hoặc dùng gừng hấp với mật ong (hay đường phèn) lấy nước uống.
Ho đờm nên ăn: Các món ăn lỏng
Người bị ho được khuyến cáo nên ưu tiên sử dụng các thức ăn được chế biến dưới dạng mềm, lỏng, chẳng hạn như súp, cháo. Chúng đảm bảo cho cơ thể được bổ sung đầy đủ chất lỏng, giúp làm loãng đờm, duy trì độ ẩm cần thiết cho niêm mạc họng và giảm ho.
Đặc biệt, khi dùng các món ăn lỏng, bạ sẽ không phải lo ngại về tình trạng đau rát họng, buồn nôn mỗi khi thức ăn được nuốt qua cổ họng. Điều này sẽ giúp hạn chế được ma sát ở vùng bị tổn thương, tạo điều kiện cho vùng bị sưng viêm trong thành họng nhanh lành.
Ho đờm nên ăn nên ăn củ nghệ
Bên cạnh hành với tỏi, bạn có thể tăng cường lượng nghệ sử dụng trong chế biến thức ăn để đẩy lùi cơn ho một cách tự nhiên. Nghệ cung cấp curcumin, một chất có tác dụng kháng viêm mạnh, giúp giảm thiểu tổn thương cho đường thở khi bị vi khuẩn và các gốc tự do tấn công, đồng thời giảm ho khan, ho có đờm, hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường hô hấp.
Nghệ có thể dùng ở dạng tươi, dạng bột hay tinh bột đều tốt. Để tăng công dụng giảm ho, hãy dùng bột nghệ chung với mật ong hoặc uống 1 – 2 ly sữa nghệ ấm mỗi ngày giúp làm dịu cổ họng, giảm sưng đường thở và ức chế cơn ho.
Ho đờm nên ăn: Thực phẩm chứa nhiều omega 3
Omega 3 là một chất chống viêm được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như cá béo, các loại hạt, dầu ô liu hay dầu gan cá tuyết. Bổ sung các thực phẩm này trong bữa ăn sẽ giúp ức chế phản ứng sưng viêm trong cổ họng và đẩy lùi cơn ho một cách an toàn.
Ho đờm nên ăn: Lá tía tô
Nhắc đến vấn đề bị ho nên ăn gì để nhanh khỏe, bạn không nên bỏ qua lá tía tô. Thành phần tinh dầu cùng các hoạt chất quý trong lá có tác dụng giữ ấm đường thở, tăng cường tuần hoàn máu, kháng viêm, giảm ho, loại bỏ đờm nhầy trong đường thở.
Bạn có thể dùng loại lá này để nấu cháo, xay nước uống hoặc ăn sống. Đây là vị thuốc trị ho tự nhiên, lành tính, có thể dùng được cho cả trẻ em và người lớn.
2. Các món người bị ho có đờm nên ăn
Từ các thực phẩm có lợi ở trên, người bệnh có thể chế biến ra nhiều món ăn vừa tốt cho sức khỏe lại giúp hỗ trợ điều trị ho có đờm tại nhà. Dưới đây là một số món ăn lạ miệng, dễ chế biến:
Món canh cải cúc nấu với phổi lợn giảm ho, long đờm
- Chuẩn bị: Thịt lợn và phổi lợn mỗi thứ 100g, 1 bó rau cải cúc
- Cách chế biến: Thịt bằm nhỏ, phổi lợn thái miếng vừa ăn, trần qua nước sôi. Rau cải cúc nhặt sạch, thái nhỏ. Phi thơm hành, xào xịt và phổi lợn cho đến khi chín tái rồi đổ thêm một tô nước vào. Đun sôi, nêm chút gia vị cho vừa ăn, sau đó thả rau vào nấu cho nước sôi trở lại là có thể tắt bếp. Dọn ăn trong bữa cơm mỗi ngày 1 lần có tác dụng tiêu đờm, giảm viêm ở cổ họng.
Món cháo la hán quả giảm ho đờm, kích thích tiêu hóa
- Chuẩn bị: 100g gạo tẻ, 50g thịt lợn bằm và 1 trái la hán quả.
- Cách chế biến: Gạo vo sạch, bỏ vào nồi chung vợi thịt lợn nấu khoảng 30 phút. Sau đó tiếp tục cho ruột ra hán quả vào nấu cho đến khi cháo chín nhừ. Chia ăn 2 – 3 lần trong ngày khi cháo còn nóng.

Món cháo la hán quả có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, chống khô cổ họng, kích thích tiêu hóa. Dùng thích hợp cho những người bị ho có đờm do viêm họng mãn tính.
Mướp đắng hấp củ súng trị ho có đờm
- Chuẩn bị: 100g mướp đắng, 50g củ súng, 20g rau mùi
- Cách chế biến: Mướp đắng cắt làm đôi, móc bỏ ruột. Củ súng gọt vỏ, băm nhỏ. Rau mùi cũng đem thái nhỏ. Dùng củ súng và rau thơm làm nhân nhồi vào bên trong mướp đem hấp cách thủy cho chín. Chia món ăn làm 2 lần dùng trong ngày. Khi dùng chỉ cần cắt mướp đắng thành miếng nhỏ, chấm với nước tương hay nước mắm ăn kèm với cơm.
Món canh lá hẹ đậu hủ non hạ sốt, tiêu đờm, trị ho
- Chuẩn bị: Lá hẹ tươi 100g, đậu hũ non và thịt lợn bằm mỗi thứ 50g.
- Cách chế biến: Nhặt lá hẹ rồi rửa sạch, cắt khúc ngắn vừa ăn. Đậu hũ cắt miếng vuông nhỏ. Trước tiên xào thịt bằm cho chín rồi thêm lượng nước vừa đủ ăn vào, đun sôi. Tiếp tục cho đậu hũ non và lá hẹ vào nấu thêm vài phút nữa. Nêm các gia vị cần thiết rồi tắt bếp.
Món canh lá hẹ đậu hũ non khi còn nóng có tác dụng giảm ho, trừ đờm, tiêu độc, giữ ấm cho đường thở rất hữu ích khi bị bệnh trong những ngày thời tiết trở lạnh.
3.Cách trị ho có đờm bằng viên ngậm kha tử xua tan nỗi lo đờm ho, khó thở
Viên ngậm kha tử được bào chế hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên như: Kha tử, mật ong rừng nguyên chất, xuyên bối mẫu, cát cành, trần bì, cam thảo, muối… trộn với mật ong có tác dụng bổ phế, trị các bệnh về viêm họng cấp và mãn tính, ho có đờm… thuốc có hiệu quả ngay từ lần đầu sử dụng, tiêu diệt virus, vi khuẩn nhanh chóng làm giảm nhanh cơn ho. Trong đó mỗi thành phần đều có những ưu điểm, đặc tính riêng kết hợp lại với nhau theo một công thức gia truyền trên 50 kinh nghiệm làm nghề Đông Y Xuân Tho đã nghiên cứu ra viên ngậm kha tử bằng tình yêu y đức trong nghề, đồng cảm với người bệnh về bệnh ho đã chữa các bệnh ho cảm cho nhiều người khỏi bệnh trên khắp mọi miền của tổ quốc.
Với các trường hợp ho nhiều đờm hoặc có nhiều dịch nhầy, chất tiết, thuốc có tác dụng hóa đờm, long đờm, giúp dễ khạc đờm. Mỗi lần khạc được đờm, người bệnh cảm thấy nhẹ phổi, bớt khò khè, hết tức ngực, thông thoáng cổ họng…
Khi sử dụng, thuốc sẽ tác động lên đờm làm biến đổi cấu trúc của chất nhầy. Qua đó làm long dịch tiết bám dính ở thành họng, ở niêm mạc khí phế quản và trong các mô phổi, đồng thời làm giảm độ nhớt cũng như tính chất đặc quánh của đàm nhầy. Chính nhờ tác dụng này mà hệ thống lông chuyển trong đường hô hấp có thể dễ dàng vận chuyển chất nhầy lên trên và trục xuất ra ngoài thông qua hành động ho khạc đờm.
Thành phần viên ngậm kha tử
- Mật ong rừng: ………………………10 mg
- Xuyên bối mẫu…………………………. 8 mg
- Cát cánh ………………………………….. 6 mg
- Cam thảo ………………………………….6 mg
- Trần bì……………………………………… 5 mg
- Kha tử……………………………………….. 5mg
- Thanh đại…………………………………. 5mg
- Bạc hà…………………………………….. 3mg
- Muối………………………………………… 1mg
- Và các thành phần khác

Đối tượng sử dụng: Viên ngậm kha tử
- Người lớn và trẻ em mắc các chứng ho do thay đổi thời tiết, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi
- Sử dụng được cho cả phụ nữ đang mang thai và cho con bú
- Người bị sưng đau họng, khô và ngứa rát cổ họng, khản tiếng.
Tác dụng của viên ngậm Kha Tử
Viêm Ngậm Kha Tử kháng khuẩn, diệt virus gây đau họng, rát họng:
– Ho mãn tính, ho kéo dài, ho dai dẳng lâu ngày không khỏi, ho có mốc mủ
– Trị ho do dị ứng thời tiết
– Trị ho do cảm lạnh, cảm cúm
– Trị ho gió, ho khan, ho có đờm
– Hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm phế quản
– Ho do uống nước đá lạnh
– Các trường hợp sưng đau họng, họng khô, ngứa rát cổ họng, khản tiếng…
– Viên ngậm có tác dụng làm giảm khản tiếng, giữ thơm miệng.
Hỗ trợ về một số các bệnh răng miệng như: Chảy máu chân răng…
Trên đây, là những chia sẻ ho đờm nên ăn gì? Viên ngậm tiêu đờm để bệnh nhanh khỏi có sức khỏe tốt. Mong rằng quý bạn đọc có thêm thông tin tham khảo hữu ích để lựa chọn cho mình những thực phẩm tốt nhất chế biến những món ăn ngon giúp hỗ trợ tiêu đờm và sử dụng viên ngâm tiêu đờm để có sức khỏe tốt làm việc đạt năng xuất cao, sống vui khỏe bên gia đình bạn bè người thân viên mãn nhất.
Xin kính chúc quý bạn đọc sức khỏe, hạnh phúc vạn sự như ý
Đọc thêm: Viên Ngậm Kha Tử gia truyền Xuân Tho trị ho từ y đức
Nếu bạn đang bị ho, muốn điều trị bệnh qua viên ngậm kha tử mà chúng tôi sản xuất. Xin vui lòng liên hệ gọi cho chúng tôi để được tư vấn về cách phòng, điều trị ho. Mong giúp người bệnh bị ho trên mọi miền của tổ quốc nhanh khỏi bệnh.